Tổng Hợp

Nam Hàn  dời đô ?

Sau khi vụ nã pháo bất ngờ của Triều Tiên lên đảo Yeonpyeong nổ ra, người dân Hàn Quốc lại một lần nữa khẩn cấp kêu gọi Chính phủ nước này nhanh chóng dời Thủ đô Seoul, để tránh Seoul nằm trong tầm bắn của pháo binh và hoả tiển Bình Nhưỡng.


Thực ra, đây không phải lần đầu tiên người dân Hàn Quốc mới lo lắng tới sự an nguy của Thủ đô Seoul.


Suốt từ 40 năm qua cho đến bây giờ, từ các đời Tổng thống Kim Dae-jung, Park Chung-hee



Roh Moo-hyun cho đến Tổng thống đương nhiệm

Lee Myung Bak đều "đau đầu" bàn tới vấn đề "dời đô", tuy nhiên mọi chuyện vẫn chỉ nằm trên bàn giấy.

Không thể trì hoãn
Hoả tiển đạn đạo của CHDCND Triều Tiên luôn ám ảnh đối với Thủ đô Seoul của Nam Hàn khi Thủ đô nước này chỉ cách biên giới BắcTriều Tiên gần 50km.
Những ngày nay, khi hai miền Triều Tiên ngày càng nóng bỏng với sự leo thang, chạy đua vũ trang chưa có điểm dừng thì vấn đề dời đặt ra với Thủ đô Seoul càng cấp thiết trong dư luận Nam Hàn. Bởi, nếu trì hoãn, rất có thể Seoul sẽ là điểm khai hỏa của pháo binh hoặc khoả tiển  tầm ngắn của Bình Nhưỡng, một khi chiến tranh hai miền bùng nổ. Đơn giản một lẽ, khoảng cách giữa biên giới Bắc Hàn và  Seoul  chưa đầy 50km.
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc năm 1971, ứng cử viên của đảng Dân tộc mới khi đó là ông Kim Dae-jung đã lần đầu tiên đề xuất việc di dời Thủ đô ra khỏi
Hanyang (tên cũ của Seoul). Trong bài phát biểu tại chiến dịch tranh cử của mình, ông Kim Dae-jung đã hứa rằng, nếu đắc cử Tổng thống thì chắc chắn ông sẽ có kế hoạch “dời đô”. Theo kế hoạch của ông Kim, Thủ đô hành chính mới sẽ được di dời đến thành phố miền Trung



Daejeon. Mặc dù trong năm đó, Kim Dae-jung đã thất bại, nhưng tư tưởng “dời đô” của ông lại được đối thủ Park Chung Hee thừa kế sau khi ông này lên nhậm chức Tổng thống.
Tháng 10/1977, trong một lần thị sát thành phố Hanyang (tức Seoul), Tổng thống đương nhiệm khi đó là ông Park Chung Hee đã lần đầu tiên tuyên bố: “Sẽ thực hiện kế hoạch dời đô”. Trong bản kế hoạch khá chi tiết mà Chính phủ của Tổng thống Park Chung Hee đưa ra có ghi rõ: "Thủ đô mới ít nhất phải cách ranh giới quân sự giữa hai miền 70 km, cách ranh giới trên biển 40 km”, cách Thủ đô hiện tại là Hanyang (tức Seoul) 140 km. Tổng thống Park cũng cho rằng, Thủ đô Hanyang cách biên giới được chia cắt sau Hiệp ước đình chiến giữa hai nước là quá gần. Vì thế, đối với Bắc Triều Tiên mà nói, đó là “miếng mồi” quá đỗi hấp dẫn để tấn công mỗi khi hai bên xảy ra... xích mích.
   Năm 2002, sau khi lên nhậm chức Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc, tuy là đối thủ không đội trời chung của cựu Tổng thống độc tài Park Chung Hee một thời nhưng ông Roh Moo-hyun lại kế thừa tư tưởng “dời đô” của người tiền nhiệm. Điều đặc biệt nữa là, trong kế hoạch thực thi "siêu dự án dời đô", cả hai vị Tổng thống này đều có những điểm chung trong nhận thức cũng như phương án thực hiện. Trong một bài phỏng vấn trên truyền hình vào năm 2002, Tổng thống Roh Moo-hyun đã phát biểu như sau: "Tôi không hoàn toàn phủ nhận những đóng góp to lớn của cựu Tổng thống Park Chung Hee cho đất nước. Hiện nay Chính phủ của chúng tôi sẽ tiếp nối những kế hoạch dời đô của Tổng thống Park".
Mặc dù đã từng là người lên tiếng phản đối gay gắt kế hoạch “dời đô” của Tổng thống tiền nhiệm của Hàn Quốc Roh Moo-hyun, nhưng sau khi lên nhậm chức vào năm 2008, Tổng thống đương nhiệm Lee Myung Bak đã phải nhìn nhận lại kế hoạch này như một sự thừa nhận. Điều đó, cho thấy ông cũng là vị Tổng thống tiếp theo tán thành việc "dời đô".
Sau trận pháo kích của quân đội Triều Tiêu vào ngày 23/11, nhiều nhà phân tích cho rằng: "Sớm hay muộn, Hàn Quốc cũng sẽ “dời đô” để bảo đảm an toàn cho các cơ quan đầu não”.

Nhiệm vụ "bất khả thi"
Cũng theo ý kiến khi đó của Tổng thống Park Chung Hee, ngoài mục đích là tránh mối đe dọa “ăn” bom, đạn từ phía Bắc, việc di dời Thủ đô hành chính sẽ làm nhẹ bớt gánh nặng dân số ở Seoul và phân bố lại tài nguyên quốc gia. Tuy nhiên, sau khi tuyên bố được cho là “bom tấn” này truyền đi trên sóng truyền hình, người dân Hàn Quốc khi đó đã có những phản ứng rất dữ dội. Họ cho rằng, hành động này của ông Park chỉ là một động cơ chính trị mang tính cá nhân. Sự ủng hộ của dân chúng dành cho Tổng thống Park năm đó đã giảm xuống bất ngờ.
Bất kể có những ý kiến phản đối kịch liệt cho kế hoạch di dời Thủ đô, ngay trong năm 1977, lực lượng quân đội của Hàn Quốc đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch của Tổng thống Park. Tháng 7/1977, Tổng thống Park Chung Hee đã đưa ra trước Quốc hội Nam Hàn bản Kế hoạch đặc biệt về xây dựng Thủ đô lâm thời. Theo bản kế hoạch này, Chính phủ Nam Hàn sẽ phát mãi hầu hết các công thự ở Thủ đô, kể cả dinh Tổng thống, lấy tiền đó làm vốn di dời. Ngược lại, Chính phủ cũng sẽ đứng ra mua lại 7.100 ha đất để xây dựng các cơ quan Nhà nước. Sau này, Tổng thống Park Chung Hee đã đặt tên cho ý tưởng táo bạo này của mình với cái tên "Kế hoạch giấy trắng".

7 Tuy nhiên, vào ngày 26/10/1979, Tổng thống Park Chung Hee đã bị bắn chết trong một vụ ám sát đẫm máu. Vì thế, sau này tất cả những “Kế hoạch giấy trắng” của ông đã nhanh chóng kết thúc và đi vào quên lãng.
Sau khi nhậm chức năm 2002, trong kế hoạch "dời đô" của Tổng

Thống Roh Moo-hyun đề ra, có hai điểm quan trọng như sau:

   "Một là, Thủ đô phải cách xa ranh giới quân sự.
    Hai là, việc "dời đô" sẽ giúp cho việc phát triển kinh tế tại các vùng miền sẽ trở nên cân bằng hơn". Theo đánh giá của các nhà kinh tế, tại thời điểm năm 2002, với số dân lên tới 12 triệu dân, hầu hết những tập đoàn kinh tế lớn mạnh đều tập trung tại Thủ đô Seoul. Cũng trong năm này, riêng đóng góp cho ngân sách của Thủ đô Seoul cũng đã chiếm tới 70% GDP của cả nước.
Theo kế hoạch của Tổng thống Roh Moo-hyun khi đó, có 230.000 công chức thuộc 85 bộ và cơ quan dưới bộ, kể cả Tòa án tối cao, Phủ Tổng thống, Quốc hội, sẽ di tản trong thời gian 5 năm đến Thủ đô mới rộng 7.100ha là thành phố mang



tên Sejong. Đây là một thành phố thuộc tỉnh Yongqi, từng là Thủ đô dưới triều đại Paekyae cách nay 1.500 năm. Về mặt kinh phí, việc thực hiện kế hoạch "dời đô" này có mức chi phí lên tới con số gần 40 tỷ USD.
Mặc dù sau khi kế hoạch "dời đô" được thông báo, rất nhiều quan chức cấp cao của Chính phủ đã lên tiếng phản đối. Điển hình là Thị trưởng Seoul lúc đó là ông Lee Myung Bak, nay là Tổng thống Hàn Quốc đã phản đối kịch liệt. Cuộc tranh cãi chính thức kết thúc hôm 21/10/2004 sau khi Tòa án tối cao Hàn Quốc phán quyết bác bỏ dự án này của Tổng thống Roh Moo-hyun. Được biết, trước đó vào tháng 12/2003, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự án này, song Tòa án Tối cao đã triệu tập để thụ lý đơn khiếu nại của 119 học giả và 50 viên chức Thủ đô Seoul nộp vào ngày 12/7/2002 để phản bác việc "dời đô" này là "vi phạm hiến pháp", đồng thời "vi phạm quyền công dân và đòi trưng cầu dân ý".
Nhậm chức năm 2008, dù đồng ý với tinh thần "dời đô" và Chính phủ của Tổng thống Lee đã  sửa đổi bản kế hoạch của cố Tổng thống Roh Moo-hyun ở chi tiết: "Không di dời tất cả cơ quan hành chính ra khỏi Seoul”. Tuy nhiên, vào tháng 6/2010, Quốc hội Hàn Quốc đã bác bỏ kế hoạch đã được sửa đổi này của Tổng thống đương nhiệm Lee Myung Bak. Điều đó có nghĩa, trong tương lai, Hàn Quốc sẽ thực hiện phương án “dời đô” theo kế hoạch cũ của cố Tổng thống Roh Moo-hyun.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lại cho rằng: "Dù Hàn Quốc có “dời đô” về Sejong- nơi cách Thủ đô Seoul hiện tại 120 km thì Thủ đô mới vẫn nằm trong tầm ngắm của hoả tiển Bắc  Triều Tiên".
“Dời đô” Seoul chỉ mang tính lâm thời
Mô hình Thủ đô Sejong trong tương lai
Sau vụ ám sát Tổng thống Park Chung Hee năm 1979, mọi việc kết thúc một cách quá nhanh chóng, Tổng chỉ huy của "Kế hoạch giấy trắng"- Yuan Wu Zhe đã rất đau khổ. Trong một quyển hồi ký của mình, người cựu Tổng chỉ huy này đã viết như sau: "Nếu như kế hoạch của Tổng thống Park tiếp tục được thực hiện vào những năm đầu 80, thì đến năm 92 của thế kỷ trước, chắc chắn kế hoạch đó sẽ được thực hiện xong. Thực chất, trong bản Kế hoạch giấy trắng của Tổng thống Park Chung Hee, việc “dời đô” chỉ mang tính lâm thời. Theo tham vọng của ông, đến khi thống nhất hai miền Nam- Bắc, chắc chắn Thủ đô sẽ lại quay trở lại Hanyang”. Tuy nhiên, theo ông Yuan Wu Zhu: “Mọi thứ đã muộn rồi”.

Tổng Hợp

Không có nhận xét nào: