Anh Nguyễn Công Nhựt bị chết tại trụ sở CA

Theo dõi sự kiện:
Anh Nhựt và chị Tuyền trong ngày cưới
danlambao & DCVOnline - Như đã đưa tin, hôm 25/04, anh Nguyễn Công Nhựt bị chết trong trụ sở CA huyện Bến Cát (Bình Dương) sau 5 ngày bị bắt giữ trái pháp luật. Phía CA thông báo với gia đình rằng nạn nhân bị chết là do tự tử. Tuy nhiên, nhận thấy cái chết của anh Nhựt có quá nhiều uẩn khúc, phía gia đình nạn nhân đã gửi đơn cầu cứu khắp nơi. Chiều 26/04, đại diện cơ quan CA và gia đình đã tiến hành khám nghiệm tử thi, đồng thời cung cấp cho gia đình những thông tin liên quan đến cái chết của anh Nhựt.

Buổi khám nghiệm tử thi vào chiều 26/04 đã bị trì hoãn nhiều lần, nguyên nhân là do phía CA không cho phép toàn bộ gia đình được tham gia chứng kiến. Sau cùng, việc khám nghiệm cũng đã được diễn ra với sự có mặt của mẹ ruột và vợ nạn nhân.

Phạm Hồng Sơn ,& ông Lê Quốc Quân

Đơn đề nghị trả lại tài sản cá nhân của ông Phạm Hồng Sơn và ông Lê Quốc Quân

Kính gửi quí BBT 3 (ba) chứng từ kèm theo liên quan tới vụ bắt giữ trái phép Ls Lê Quốc Quân và Bs Phạm Hồng Sơn vào ngày 4/4/2011 vừa qua. Xin cảm ơn quí BBT giúp đỡ phổ biến các chứng từ này để công luận tri tường. Xin trân trọng cảm ơn.

Hiền Ba

Lời kêu gọi của Hiệp hội Quốc tế vì Luật sư
Hiền Ba dịch


Luật sư người Việt Nam Cù Huy Hà Vũ

bị buộc tội tuyên truyền chống chính quyền

và bị tuyên án 7 năm tù



Hiệp hội Quan sát Quốc tế vì Luật sư bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế tại gia do Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên ngày 4 tháng 4 năm 2011 chống lại luật sư Cù Huy Hà Vũ

Lê Thiên

“Đừng sợ!”- Lời hiệu triệu rung chuyển đất trời


Những biểu lộ lòng “không sợ” đang lan tỏa trên quê hương Việt Nam, khiến Đức Giám mục Ngyễn Thái Hợp, Chủ tịch UBCL&HB trực thuộc HĐGMVN cũng đã tỏ rõ khí khái không sợ:
Ký tên vào kiến nghị đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Ls Cù Huy Hà Vũ.
Hy vọng, với lễ tuyên phong Chân phúc cho Vị Cha Chung của người Công Giáo, Đức Gioan Phaolô II biểu tượng của tinh thần bất khuất, tất cả các đấng bậc ở VN cũng sẽ thoát ra khỏi nỗi sợ và vùng lên theo lệnh truyền của Đấng Chân Phúc: “ĐỪNG SỢ!”

Bà Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân

À TRẦN LỆ XUÂN CHẾT ĐI ĐỂ SỐNG LẠI TRONG TIM PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT NGƯỜI MIỀN NAM
Cầu Xin Ngọn Gió Linh Thiêng
Tiển Vong Hồn Cụ Về Bên Cạnh Chồng
May The Fresh Breeze of The Holy Spirit 
Lift The Wings of Her Soul to Join Her Husband (in The Heaven)
Francis Dương

Nói chuyện với ông Trương Phú Thứ, người sẽ xuất bản hồi ký của bà Ngô Ðình Nhu.
Ngọc Lan
WESTMINSTER - “Tôi chỉ muốn dùng chữ bể oan cừu để nói về cuộc đời của bà Nhu. Với tôi, bà luôn là một người đàn bàgiỏi, đức hạnh và biết tha thứ.” Ông Trương Phú Thứ, người duy nhất có những cuộc tiếp xúc với bà Ngô Ðình Nhu, cũng là người sẽ xuất bản quyển hồi ký của cựu đệ nhất phu nhân này, nói với phóng viên Người Việt hôm Thứ Hai.
Bà Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, qua đời hôm Chủ Nhật Phục Sinh trong một bệnh viện ở Rome. Bà “trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh,” theo tin ông Thứ gởi ra bằng email. “Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh.”

Lê Diễn Đức

36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo ... Nỗi buồn riêng và chung

Lê Diễn Đức
Suốt 36 năm qua, mỗi lần tới ngày 30 tháng 4 là mỗi lần tôi trở về với miền ký ức . Tôi vốn không thích “bị” phỏng vấn và phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, phải hẹn hò, chờ đợi. Thường hỏi về những sự kiện liên quan tới Ba Lan, bạn hữu của đài quốc tế Pháp RFI biết tính tôi vậy, nên khi gọi điện thoại cho tôi chỉ trao đổi ngắn gọn về chủ đề, giới hạn thời gian, rồi thực hiện ngay . Năm 2007, anh Nguyễn Khanh của “Radio Free Asia” từ Washington DC gọi điện qua Ba Lan có nhã ý phỏng vấn nhân dịp 32 năm ngày thống nhất đất nước, tôi cũng đề nghị làm luôn. Khi trả lời rằng, ngày này 32 năm về trước tôi đang nằm ở nhà tù Hoả Lò, anh Khanh đã rất ngạc nhiên.

DVAH

GS. Stephen Young nói chuyện về
mối tương quan giữa Hoa kỳ - Trung cộng và Việt nam
Stephen Young, con trai cựu Đại sứ Hoa kỳ tại Thái Lan Kenneth T. Young thời Tổng Thống Eisenhower, và Kenned.  Ông tốt nghiệp đại học Havard năm 67 và năm 74, ông tốt nghiêp bằng Luật khoa cũng tại trường này.  Từ năm 1967 đền năm 1971, ông phục vụ tại Việt Nam qua tổ chức cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa kỳ (CORDS), lần lượt đảm nhiệm các vai trò cố vấn quận Tam Bình và quận Châu Thành tỉnh Vĩnh Long. 

Đinh Tấn Lực

Không hãi mà được à ?

“Quyền lực có thể tạm ém sự thật. Nhưng mà quyền lực thì có lúc lụi tàn, trong khi  sự thật vẫn y nguyên và trước sau gì cũng sẽ hiển lộ”.
- Giám quan Thư Long Kỳ, trong bộ phim truyền hình dã sử cổ trang Hàn quốc Dong-Yi.
Báo QĐND, với tiêu chí “vì nhân dân phục vụ…”, hiện dồn sức đẩy mạnh chiến dịch phòng thủ be bờ với bài chính luận lộ hàng hoành tráng chưa từng thấy, nhân dịp lễ Phục Sinh năm nay: Chống “Diễn biến hòa bình” – Nhiệm vụ quan trọng.

Blogger Anh Ba Sài Gòn được gặp vợ con

Nguồn : BBC

Blogger Anh Ba Sài Gòn, tức luật sư Phan Thanh Hải bị bắt giam 6 tháng và vẫn chưa có ngày xét xử.

Blogger Anh Ba Sài Gòn (luật sư, doanh nhân Phan Thanh Hải), lần đầu tiên được gặp vợ con và mẹ tại trại giam số 4 Phan Đăng Lưu hôm thứ Bảy 23 tháng Tư, sau 6 tháng bị cơ quan an ninh điều tra tạm giam.

Đông Phương

Nhiệm vụ của những Toà Đại Sứ  VN ở nước ngoài là gì?

Theo thống kê thì hiện có hàng chục ngàn trẻ em VN bị lừa, bán sang Kampuchea làm nô lệ tình dục. Trong khi Toà Đại Sứ Mỹ ở Kampuchea phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tôn giáo của Mỹ và người Việt hải ngoại đã và đang ráo riết cứu giúp giải thoát các em bé Việt bất hạnh đó, thì cộng sản VN lại im re coi như không biết tới những trẻ em này! Trong khi đó chúng đưa công an sang tận Kampuchea để bắt cóc dẫn độ về VN những người mà chúng gọi là “phản động”, còn những trẻ em cần chúng cứu vớt thì chúng chẳng cần biết đến!

Dân trí

Hàng trăm két sắt vô chủ sau sóng thần tại Nhật Bản


Không có chiếc ô tô nào bên trong bãi đỗ xe của sở cảnh sát thành phố Ofunato, Nhật Bản. Thay vào đó là hàng trăm chiếc két sắt, bị sóng thần cuốn từ các ngôi nhà và văn phòng của các công ty ra biển, đang nằm chồng chất.

Những chiếc két sắt vô chủ tại một đồn cảnh sát ở thành phố Ofunato, tỉnh Iwate.

Nguyễn Thanh Giang

Sao cứ đổ thêm mãi dầu vào lửa


Phiên tòa xử tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ngày 4 tháng 4 năm 2011 đã làm cụ Nguyễn Trọng Vĩnh – nhà cách mạng cộng sản kỳ cựu – bức xúc thốt lên: “…từ ngày cách mạng tháng Tám đến nay chưa có phiên tòa nào xử như thế… tôi thấy báo chí, bản tin điện tử của nhiều nước chỉ trích ta mạnh quá! Tôi buồn quá và cảm thấy xấu hổ”.
Nhà toán học toàn tài Ngô Bảo Châu thì bình luận rất xác đáng: “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này”.

Châu Hiển Lý

Nhân dân còn bị lừa bịp cho đến bao giờ?

Châu Hiển Lý – Bộ đội tập kết 1954

Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!

Công an xã Diên An, Khánh Hòa

"CHUYỆN KÍN" CỦA CÔNG AN...
Thứ ba, ngày 19 tháng tư năm 2011

Văn bản do Công an xã Diên An, Khánh Hòa phát hành

Mai Thanh Hải Blog - Dạo này cứ mở báo, thấy 2 chữ "Công an" là y như rằng có chuyện. Đại thể như: CSGT vụt dùi cui vào người vi phạm; CSGT lái xe đâm vào gốc cây; Phó Phòng CSGT Hậu Giang học tập và làm theo tấm gương của bố (rút súng dọa bắn dân vì... cản đường đi), uýnh lái xe taxi và dọa bắn đồng nghiệp cấp dưới; Công an Phường bắn thủng bụng dân; xù nợ; vay nợ; Trung tá Cảnh sát đánh bà chủ massage vì không được "phục vụ chu đáo"...

Juyan

Xã Hội Trung Hoa

1 Gần Am Bát Tiên tại thành phố Tây An có một cụ già sau lưng treo một cái bảng với hàng chữ " tôi bán tôi, chỉ bán với giá 20 ngàn tệ, sở trường của tôi là: giữ nhà.... nấu cơm..." Hàng chữ cuối cùng trên bảng viết: Khỏe Hơn Chó. 

Người Hà Nội

Tuổi Trẻ Việt Nam

THỦ ĐÔ HÀ NỘI . . . VỀ ĐÊM

3 giờ khuya khi những xe chở rác đổ chuyến cuối cùng và được  ....

Nguyễn Hoàng Hà

Tại sao Trung Quốc tiến hành xây dựng các hầm trú ẩn cực kỳ hiện đại và kiên cố?

Theo tin mới được Trung Quốc công khai công bố thì Thượng Hải xây khu trú ẩn khẩn cấp và các tỉnh thành trong cả nước Trung Quốc cũng bắt đầu xây hầm trú ẩn kiên cố vào thứ Tư, 30/03/2011 này. Số tiền được công bố không chính xác là bao nhiêu nhưng riêng ở Thượng Hải để xây hầm này họ chi bước một là là  76 triệu USD. Thực ra Trung Quốc đã định xây hấm trú ẩn này từ rất lâu nhưng không có lý do sợ dư luận quốc tế lưu ý thì nay thời cơ ngàn năm có một, sau thảm họa ở Nhật Bản, chính quyền Thượng Hải (Trung Quốc) tuyên bố kế hoạch ứng phó thiên tai bằng cách xây dựng khu trú ẩn khẩn cấp ở 30 công viên trong vòng 5 năm. Người ta dự đoán Trung quốc sẽ chi ra hàng chục tỷ đô-la để tiến hành mục đích chiến lược này.

Nguyễn Xuân Diện

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Nói Lại Để Cùng Rõ

Thưa chư vị,
Hôm nay, tôi đã gặp Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, lão thành Cách mạng để thưa với cụ về các phản hồi của bạn đọc [Xem phần comment bình luận ở đây] xung quanh bức thư đề nghị cải chính mà cụ đã thay mặt 29 cán bộ lão thành cách mạng và tướng lĩnh đề nghị Nguyễn Xuân Diện-Blog đăng tải ngày 10 tháng 4 năm 2011.

Tường An

Người Việt trồng cần sa bị bắt tại Pháp

Tiếp theo Ba Lan, Canada, Hoa Kỳ và Úc, lại thêm một vụ trồng cần sa của người Việt bị khám phá tại Pháp.
Cảnh sát Pháp đã phát hiện một khu trồng cần sa do người Việt điều khiển tại vùng La Courneuve hôm 08/2/2011. AFP photo

Tình cờ bị phát hiện
Thứ ba ngày 8 tháng 2 vừa qua, cảnh sát Pháp đã khám phá được một khu trồng cần sa qui mô do người Việt điều khiển.

Anh Quang

Làm Bằng Cấp  giá rẻ đảm bảo an toàn uy tín

Đất nước Việt Nam ngày nay sản xuất khối bằng giả :

Nhận Làm Bằng Cấp, Văn Bằng, Chứng Chỉ, Giấy Tờ Các Loại
Làm nhanh gọn, an toàn, chính xác và không lưu bất cứ thông tin nào của khách làm Sau khi giao dịch thành công và khách hài lòng với sản phẩm. ( an toàn cho bạn là an toàn cho mình)

Một Bạn đọc

Mông Cổ tôi không khỏi kinh ngạc.

Lột xác ra khỏi hệ thống cộng sản, xây dựng chế độ dân chủ từ năm 1990, trải qua nhiều biến động khó khăn, trong hơn 20 năm qua đất nước của Thành Cát Tư Hãn đã không ngừng đi lên và sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong thập kỷ này.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong 5 năm tới, tổng thu nhập quốc dân (GDP) của Mông Cổ sẽ tăng khoảng 50%!

Tổng Hợp

Nam Hàn  dời đô ?

Sau khi vụ nã pháo bất ngờ của Triều Tiên lên đảo Yeonpyeong nổ ra, người dân Hàn Quốc lại một lần nữa khẩn cấp kêu gọi Chính phủ nước này nhanh chóng dời Thủ đô Seoul, để tránh Seoul nằm trong tầm bắn của pháo binh và hoả tiển Bình Nhưỡng.


Thực ra, đây không phải lần đầu tiên người dân Hàn Quốc mới lo lắng tới sự an nguy của Thủ đô Seoul.

bằng đại học giá rẻ

Làm bằng đại học giá rẻ

 (LĐO) - Vào Google.com.vn chỉ cần gõ 4 chữ cái “làm bằng đại học giá rẻ” lập tức cho ra một loạt những lời chào mời. Một cú click sẽ khiến bạn giật mình vì một tấm bằng tiến sĩ được rao bán với giá 10 triệu đồng.


Một mục tin quảng cáo gây “sốc” với việc một tấm bằng tiến sĩ được rao bán với giá 10 triệu đồng.

chợ cóc

Khu "chợ cóc" nhìn... xanh mặt !


TTO  Mặc những tai nạn đường sắt khủng khiếp mà hầu hết do tàu lửa đâm phải chướng ngại vật trên đường ray dành riêng cho mình, việc lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt vẫn diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, lấn chiếm đến mức như khu "chợ cóc" dưới đây thì chắc chắn ai chứng kiến đều... xanh mặt !
giữa Thủ đô Hà Nội-Việt Nam.


Người mua, kẻ bán đi, đứng, ngồi tự nhiên trên đường sắt

GS Mỹ Báo Nguy Kinh Tế VN


Cạn Đôla, Viễn Ảnh Mờ Mịt

HANOI (VB) -- Kinh tế VN thê thảm, và đồng bạc liên tục mất giá; đó là lý do dân chúng đổ xô mua vàng và đô là, và rồi chính phủ VN phảỉ cấm buôn vàng miếng và hạn chế buôn đô la.
Đó là các thông tin trên bài phân tích của David Dapice, giáo sư Đaị Học Harvard, qua bài “Here we go again: Vietnam’s spiral of credit and devaluation” (Lại xảy ra: phá giá và tín dụng trồi sụt ở VN).

Đoàn Xuân Kiên

Thưa toàn thể quý Bạn Đọc

Từ ngày 17/08/2007, ông Nguyễn Minh Cần (NMC) đã cho phổ biến trên mạng Đàn Chim ViệtVietnam Review [*] bài viết có tựa đề “Vài lời cùng các bạn tranh đấu vì tự do, dân chủ ở nước ta”. Bài viết nói trên có mục đích biện hộ cho một chọn lựa có tính cách cá nhân ông, nhưng lại có một số phát biểu liên quan đến Thông Luận, cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.
Thay mặt Ban Biên Tập, ở cương vị Chủ nhiệm báo điện tử Thông Luận, chúng tôi cần lên tiếng để trình chính cùng quý bạn đọc và quý thân hữu cộng tác viên.
Trước tiên, xin phép nhắc đến hai điều có tính cách nguyên tắc chỉ đạo công việc của chúng tôi như sau:

Ðặng Xuân Khánh

Ðâu Là Sự Thật ?
( Sinh viên trẻ đang sống trong lòng quê hương VNXHCN )
Giới trẻ chúng tôi, thành phần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết lý do tại sao đã có cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1954-1975), mà báo chí ngoại quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).
Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Diệm”, ”miền Nam bị Mỹ, nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v…

Phan Lưu Quỳnh

Những đầu mối chia rẽ trong Đảng Cộng sản Việt Nam
Phan Lưu Quỳnh phỏng dịch theo “Lines of division in Vietnam“, Asia Times
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục hát bài “con đường xưa em đi” bằng cách bầu một người trung thành với tư tưởng Marxist vào chức vụ tổng bí thư. Ông Nguyễn Phú Trọng, 67 tuổi, nguyên là tổng biên tập Tạp chí Cộng sản đồng thời là đương kim Chủ tịch Quốc hội do đảng kiểm soát, được dàn xếp lựa chọn trong Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 11 vừa mới kết thúc.

Xuân Vũ

Tiết lộ của một "chuyên gia" viết luận thuê cho sinh viên

Một tác giả có bút danh là Ed Dante, ở East Coast, Mỹ, vừa viết cho tờ The Chronicle tiết lộ "hậu trường" câu chuyện anh kiếm sống bằng cách viết luận thuê cho các khách hàng sinh viên thông qua một công ty cung cấp dịch vụ viết luận thuê suốt 6 năm qua...
Viết thuê 5.000 trang bài luận/năm

GS Trần Phương

Biên Bản Hội Thảo Khoa Học Hộ Khoa Học Kinh Tế VN và Trung m Thông Tin Và Dự Báo Kinh Tế-Xã Hội Quốc Gia
Chủ trì: GS Trần Phương, Chủ tịch Hội KHKTVN
Khai mạc: 8 h 30, ngày 7-10-2010
Thành phần: Hội KHKT – XH QG
Một số thành viên Tổ Biên tập Cương lĩnh
Một số cán bộ nghiên cứu (được mời): GS Trần Phương – nguyên phó Thủ tướng Chinh phủ ; Vũ Khoan – nguyên phó Thủ tướng Chính phủ ; PGS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế ; GS Phan Văn Tiệm – nguyên thứ trưởng Bộ Tài chính ; Việt Phương – nguyên Thư ký cố vấn của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng ; Dương Thu Hương – nguyên phó Thống đốc Ngân hàng ; GS Đào Xuân Sâm – nguyên Trưởng bộ môn Quản lý kinh tế trường Nguyễn Ái Quốc; PGS Võ Đại Lược – nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới …
Nội dung: Góp ý cho các Dự thảo Văn kiện Đại hội XI của Đảng.
1 - GS Trần Phương: Đề nghị nói ngắn, nói rõ: muốn sửa điều này, bổ sung điều kia thôi, không cần giải thích vì mọi người đều đã đọc, đã biết cả. Nói ngắn để nhiều người được nói, và nghe đươc ý kiến của nhiều người.
2 - GS Đào Công Tiến: Không nên giữ “kim chỉ nam” như cũ. Phải coi cái đúng ở mọi thuyết đều là nền tảng tư tưởng.
Cần nhận thức lại CNXH, CNXH như cách hiểu chính thống, ngòai khẩu hiệu “Dân giàu nước mạnh.” như mục tiêu thì được; nhưng 3 đặc trưng ở mô hình trong đó Đảng CS toàn trị, đấu tranh giai cấp, …thì cần thay bằng một mô hình văn minh hơn. Ở đó, dân quyền, pháp quyền phải là tối cao. Hiện nay cần tăng cường tư tưởng khoan sức dân (như Di chúc của Bác Hồ).
Các giải pháp đột phá: phải nhằm vào cải cách chính trị (chứ không chỉ kinh tế).
3 – Ông Việt Phương: Nay người ta không quan tâm góp ý vào văn kiện, vì cho rằng ĐH nào cũng chủ yếu là vấn đề nhân sự thôi. Về văn kiện, có 5 ý sau:
Quá dài, rất trùng lắp
Đã có một số chủ trương đúng, mới đã được ghi nhận trước đây. Không được tước bỏ đi. Phải đưa trở lại + nhiều cái mới nữa. Những cũ kỹ, lạc hậu, sai lầm quay lại nhiều quá.
Rất nhiều điều chỉ có thể là dự báo khoa học lại coi là chủ trương, Ví dụ: Đến giữa thế kỷ XXI VN thành thế này, thế kia.
Giữa các văn kiện không có tư tưởng thống nhất
Văn kiện bị tụt lùi xa so với ĐH 9,10.
Nếu có thể sửa chữa ti nào thì tốt. Hoặc nên có một Nghị quyết mới, khác. Chỉ nên 10-15 trang, chủ trương tinh túy thôi.
4 – Ông Nguyễn Trung:
Văn kiện chưa rõ vấn đề giải phóng con người, mà còn chưa thống nhất được dân tộc về ý chí, về con đường đi.
Nhận định về quốc tế, về các nước XHCN và tình hình đất nước sai. Nên bỏ đi!
Nên có một Nghị quyết khác với các vấn đề chính là:
PTBN: nên ghi rõ thành 1 chủ trương + chương trình hành động cụ thể. Thủ tướng đã có một bài viết về v/đ này rồi.
Quan hệ đối ngoại, nhất là đối với Trung Quốc : phải rõ quan điểm.
Cải cách thể chế chính trị thành một vấn đề bức xúc, không giải quyết không phát triển được. Phải xây dựng Hiến pháp mới.
5 – PGS Võ Đại Lược:
Đồng tình với các ý kiến trước. Lẽ ra Hội thảo phải có người lãnh đạo nghe.
Ta đang sống trong thời đại thế giới đại điều chỉnh, nhưng Văn kiện không ghi nhận được điều này.
Đánh giá sai nhiều lắm. Ví dụ: Sụp đổ của XHCN là tổn thất, vậy không phải là thời cơ à?
Định nghĩa về CNXH: Công hữu là chủ đạo? Thật là vô lý, có hại cho đổi mới! Doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo, nền tảng của kinh tế nhà nước, chỗ này là phi XHCN nhất, nguy hiểm quá.
Ngoài chủ trương công hữu và Đảng Cộng Sản lãnh đạo chả khác gì phương Tây.
Vấn đề hoàn thiện thể chế ghi trong Văn kiện lại không có định hướng, trở nên vô nghĩa.
Phải có thí nghiệm thể chế, nên xây dựng đặc khu kinh tế.
Tóm lại: Các Văn kiện hiện quá lạc hậu so với thời đại.
6 – TS Nguyễn Mại:
Có 3 chỉ tiêu cần thay đổi; thu ngân sách 26% (quá cao), 5 năm qua thu 28%; điều chỉnh tổng đầu tư XH/GDP: 42% (quá cao), chỉ nên 35% thôi; thu thuế qua hải quan là hơn 30%. Rất phi lý! Phải tăng thu trong nước, giảm thu hải quan. Các nước thu trong nước tới 90%.
Phải khoan sức dân. Cần cải cách thuế một cách cơ bản, triệt để.
Đề nghị phải làm rõ PMU 18, Vinashin.
Đột phá 3 lĩnh vực nêu trong Văn kiện thì không phải là đột phá. Phải đột phá Tư duy!
Đã đến lúc phải đổi mới hệ thống chính trị, phải phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng của nhà nước. Quốc hội hiện chưa phải là cơ quan lập pháp!
Tôi nghĩ vấn đề Đảng có thật sự muốn nghe hay không?
7 – Ông Vũ Khoan:
Tiêu chí thực hiện công nghệ hoá như thế nào? Nhưng trong điều kiện phải hiện đại hoá, chứ không chỉ công nghệ hoá.
Xử lý những bất ổn trong kinh tế vĩ mô; thâm hụt ngân sách, nhập siêu quá cao;
Hoàn thành đầy đủ cái nền tảng hay là xây dựng mới?
Tình hình quốc tế khó khăn hơn trước; sau khủng hoảng người ta thay đổi cả, ta không rõ;
Nhân tố Trung Quốc ; chưa tính hết và chưa đúng vấn đề dùng nhân dân tệ làm phương thức thanh toán.
Về mô hình phát triển: Văn kiện trình bày chưa rõ (chưa hình thành được mô hình phát triển cho 10 năm tới ).
Vấn đề đột phá (bây giờ thành mốt rồi): nên đưa nguồn nhân lực lên đầu tiên. Trong nhân lực quan trọng nhất là vấn đề người lãnh đạo. Gíáo dục chưa biết là đi theo hướng nào?
Thể chế: Phải đặt vấn đề về thể chế quản trị quốc gia.
Góp ý chỉ ta với nhau chăng? Dân có biết gì đâu? Đại hội Đảng bộ các cấp cũng có đóng góp gì đâu. Văn kiện thiếu vấn đề giải pháp, không biết làm thế nào để thực hiện những ước muốn kia?
8 – Ông Vũ Quốc Tuấn:
Văn kiện không phản ánh được cuộc sống. Phải đưa cuộc sống vào Nghị quyết. Đổi mới chính trị chưa theo kịp đòi hỏi, đang cản trở.
Xác định cho rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: Lãnh đạo là ai? Ai cho anh quyền lãnh dạo? Chính quyền thì ỷ lại Đảng, cái gì cũng đợi để Thường vụ bàn!
9 – PGS Trần Đình Thiên:
25 năm qua, điều ta đạt được là nhờ chuyển sang thị trường chứ không phải là do định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn chủ nghĩa xã hội với thị trường như thế nào không rõ. Bây giờ thế nào là chủ đạo?
10 – TS Lê Đăng Doanh:
Cần kiểm điểm lại các nhiệm vụ ghi trong ĐH 9, 10
Có một số việc không làm. ví dụ: Luật về Hội, Luật về quyền tiếp cận thông tin, Luật Hiến pháp, v.v. Tại sao Đảng lại không thực hiện nghị quyết đại hội Đảng?
Vậy sắp tới có quy chế gì không?
Đổi mới thể chế phải là then chốt! Phải ngăn chặn lợi ích nhóm, kiểm soát sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng.
Thể chế là vấn đề sống còn. Đảng phải đổi mới, phải được giám sát.
Tình hình kinh tế vĩ mô và kinh tế thế giới không giống như trong Văn kiện.
Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta mà không lừa được thực tiễn đâu.
Các nước xung quanh cải cách rất nhanh. Ở ta có 3 vấn đề bức thiết: Thể chế, lợi ích nhóm, vận hành quyền lực tùy tiện không thể không giải quyết.
11. GS Nguyễn Đình Hương:
Tôi vẫn hy vọng đóng góp của ta đến được TW.
Các văn kiện còn mâu thuẫn. Ví dụ như nội dung nói về cơ cấu còn khác nhau. Vậy cần có sự thống nhất về thuật ngữ giữa các văn bản.
12. GS Lê Du Phong:
   Tôi có 4 nhận xét:
Tư duy lý luận lạc hậu, mâu thuẫn, Xa rời thực  tiễn; thụt lùi so với ĐH trước; Vấn đề công hữu, kinh tế nhà nước là chủ đạo, bình đẳng mọi thành phần là những vấn đề nổi cộm.
Lòng tin của dân đối với Đảng, với chế độ giảm.
Xem thường lịch sử: Nói CNXH là điều kiện để độc lập, các triều đại trước có CNXH đâu mà vẫn độc lập.
Không gắn với thời đại, xem thường thiên hạ.
Nếu cứ thế này, đến năm 2020 chắc chắn sẽ tụt xa so với các nước.
Hungari: 2001: 5000 USD/ người; năm 2008: 15000 USD/người, họ nhanh hơn ta nhiều.
Đột phá: Đầu tiên là đổi mới hệ thống chính trị vì đang là vật cản.
13 – GS Trần Phương:
Hiện nay ta thích nói một cách, làm một cách khác. Ta nói chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng? Ta có làm theo các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác không? Đổi mới của ta thực chất là “ thụt lùi”; thừa nhận cả kinh tế tư nhân…   Mác đã sai khi dự kiến về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Ta giả vờ theo Mác, vì nói vậy nhưng đã làm khác đi rồi.
Đổi mới là so với cái đã sai trong 20 năm trước!
Mác nói: triệt tiêu chế độ tư hữu, thế là sai! Vì mất động lực (giống nhận xét của Victo Hugo về Mác). Vậy: chủ nghĩa xã hội là gì? Có ai trả lời được không?
Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác! Nhưng “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc, nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc!” (Abraham Lincoln).
Vậy, viết thế nào thì viết, nhưng đừng đao to búa lớn quá.       
Mác mới là phác thảo, dự báo về xã hội tương lai chứ có phải nguyên lý, kinh thánh đâu? Liên Xô cũng từ chối xã hội chủ nghĩa đấy chứ!
Không thể nói kinh tế nhà nước là chủ đạo được, nhiều nhất chỉ là nòng cốt thôi. Nói thế là sai với thực tế. Có sử dụng quả đấm thép nào đâu?
Phải xác định rõ chủ nghĩa xã hội là gì? Định hướng nó là gì?  Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều đúng, có điều sai rồi! Vậy thì phải xem trong đó có cái gì là nền tảng chứ. Bây giờ có đến 6,5 tỷ người, đến nước sạch cũng bị thiếu rồi, đánh nhau vì nước uống. Cái gọi là chủ nghĩa cộng sản đã là ảo tưởng rồi.
Tôi nói với ông Đỗ Mười, ông Phạm văn Đồng là đến cuối thế kỷ XXI này, con cháu chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến chủ nghĩa xã hội
Tóm lại, cương lĩnh viết không rõ ràng. Chiến lược cũng nhiều điều không rõ ràng.
Nông dân còn chiếm đa số. Đầu tư cho nông nghiệp quá thấp, suốt cả 30 năm nay. Đê đập không tốt, hệ thủy nông, hồ chứa nước… Sắp tới ta 100 triệu dân, nuôi số này như thế nào? Đảng này, Chính phủ này muốn ổn định phải lo đến nông dân. Phải sửa chỗ đầu tư bất cập vào nông nghiệp.
Phân cấp quản lý 10 năm qua là sai. Vì biến thành rất nhiều “vương quốc”!
Tỉnh nào cũng có xi măng, sân bay, nhà máy thép, cảng biển… đầu tư nham nhở. 15 khu kinh tế, làm gì có tiền mà làm 15 khu kinh tế.
Tổ chức quản lý các DNNN sai! Nhật chỉ có MITI, nhưng dưới nó là các tập đoàn tư nhân lớn. Ta thì Bộ không làm quản lý, sửa chữa, đi quản DN, làm sao quản nổi?
Tài sản toàn dân ai quản lý? Phải xử lý vấn đề này như thế nào? Như vậy, cơ chế quản lý không rõ ràng, phải sửa!
Thể chế: Loài người đi đến chỗ Dân chủ. Nhưng thế nào là Dân chủ?
Nhất định phải đến chỗ Dân chủ + Pháp quyền.
Đảng quyết mọi thứ mà lại không chịu trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ.
Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà cả quan điểm tư tưởng đấy.
Viết rằng 2020 thành nước công nghiệp mà có 3000 USD/người là bịp dân. Nước công nghiệp mà có 3000 USD/người thôi à! Vậy mục tiêu không rõ ràng và không đúng.
Cương linh cũng không chỉ cho biết cần làm gì. 3 cái đột phá không phải là đột phá. Không đột phá vẫn phải làm 3 cái đó.
Cương lĩnh và văn kiện đều theo tinh thần chúng ta quyết làm tất cả. Thành ra chúng ta không làm gì cả. La liệt, đủ thứ; không thể góp ý gì được, không biết làm gì để tiến lên.
14 – Ông Nguyễn Trung (lần 2)
Nên lưu ý kiến của TS Lê Đăng Doanh. Đừng say mê về chuyện tăng trưởng con số, vì có thể vì nó mà sụp đổ.
Kiến nghị: Kinh tế nhà nước chủ đạo là thế nào? Cần định nghĩa rõ. Có phải làm những cái tư nhân không được làm không? Đề nghị bỏ hẳn cái phần làm trái nghề đi. Bỏ hẳn phần bao cấp quyền, bao cấp vốn, mà chỉ còn dịch vụ công.
Vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc, rất nguy hiểm. Toàn bộ xuất siêu của ta đập vào nhập siêu của Trung Quốc mà không đủ. Nếu Trung Quốc chỉ dùng Nhân Dân tệ để buôn bán khu vực thì ta nguy.
Nhân sự: Tổng Bí thư phải gương mẫu thực hiện công khai minh bạch; nên có chương trình hành động, có cam kết; có một tổ chức giám sát việc thực hiện cam kết.
15 – GS Đào Xuân Sâm:
Tại sao Văn kiện lại ngổn ngang thế?
Trong hành trang của Đảng đừng nên nói chủ nghĩa Mác-Lênin vì ta không có nguyên bản, chỉ có du nhập. Hành trang đó bây gìờ vẫn mang vào ĐH XI. Nên xem lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cương lĩnh thất bại, tuyên truyền thất bại. Lý luận chính trị chưa bao giờ suy đồi như bây giờ. Học viên bây giờ phải học cưỡng bức 3 chứng chỉ.
Trong khu vực DNNN không tìm thấy động lực nối tiếp. Ngổn ngang quá. Giả dối quá. Thật là bi kịch.
Cảnh ngộ của Đảng ta từ sau Đại hội  XI  bắt đầu bước vào suy đồi. Không loại trừ khả năng Dân tộc phải chịu đựng nhiều năm.
Sửa gì? Nên tập trung vào Đảng, Nhà nước, khu vực công.
16 – GS Phan Văn Tiệm:
Tôi chia sẻ với tất cả các ý kiến đã nói, rất tâm đắc. Văn kiện ít tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nên viết lại Cương lĩnh. Cụ Hồ rất ít nói về chủ nghĩa xã hội.
Phong trào cộng sản quốc tế rất tả khuynh, biểu hiện rõ nhất là căm thù tư hữu. Sức sống của chế độ tư hữu lớn lắm.
Từ nay từ bỏ chủ đạo. Không nên lập ra các tập đoàn kinh tế, vì đó là sân sau của quan chức.
17 – Bà Phạm Chi Lan :
Cảm nhận chung của các địa phương giống như các anh vừa nói. Mọi người ngạc nhiên hỏi rằng: “Bây giờ viết vậy, họ tin thế thật à?”.  Dân còn tin Đảng như tôi nói đây? Toàn là giả dối cả. Cộng đồng quốc tế người ta cũng có tâm trạng như vậy.
Người ta bình luận, Triều Tiên dại quá! Lại đưa ông Kim con 27 tuổi lên đại tướng. Khôn ra thì luân chuyển một chút rồi hãy lên!
Nếu đưa cái Cương lĩnh Chiến lược này ra mà thông qua thì sẽ ra sao đây?
Quả đấm thép không đấm vào đối thủ mà lại đấm ngay vào chính ta.
Còn 2 “Vinashin” nữa, tình trạng không khác gì Vinashin, rất nguy hiểm.
Nợ công trầm trọng quá.
Cải cách hệ thống chính là nút thắt phải gỡ.
18 – Bà Dương Thu Hương :
Văn kiện thì không có gì mới về nhận thức lý luận, không sát thực tiễn, cái cũ không sửa được, vậy thì sẽ đi đến đâu?
Định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường, của công nghiệp hoá là gì mà cứ phải có cái đuôi ấy?
Dân Chủ thì ở đâu cũng giống nhau; dân được nói mới là Dân Chủ.
Đảng vẫn đặt Dân tộc sau giai cấp, Cương lĩnh như thế không tập hợp được lực lượng.
GDP 2005 khác 2010 về giá nên không rõ có thật phát triển không?    
Dự thảo Văn kiện đánh giá: “Dân chủ trong Đảng được mở rộng”. Tôi nghĩ trong Đảng là mất Dân chủ nhất. Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chỉ vì vị trí của đảng viên.
Hầu như không có nhận định nào trong Văn kiện là đúng sự thật thực tiễn.
An ninh quốc phòng: tôi đang rất lo sợ. Bauxite Tây Nguyên, cho thuê rừng, lao động nước ngoài… không được giải quyết dứt điểm. Trong các báo cáo đề cập rất mờ nhạt.
Niềm tin của dân với Đảng giảm sút thì trách nhiệm của Đảng đến đâu? Liên Xô đổ vì dân không còn tin Đảng.
Phần viết về nguyên nhân: đánh giá rất sơ sài và đổ cho khách quan.
Tất cả yếu kém trên mà chỉ nói BCH TW xin tự phê bình,…; nói thế quá nhẹ nhàng; mà không nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm.
Phương hướng phát triển đất nước thì thiếu giải pháp.
19 – TS Lưu Bích Hồ
Tôi đánh giá rất cao Hội thảo này, vì rất thẳng thắn, cởi mở. Tôi rất chia sẻ các ý kiến các anh các chị hôm nay.
Nhưng nói mãi mà vẫn không vào được Văn kiện.
Có lẽ cần có ngọn cờ của đổi mới thì mới vào Văn kiện được.
Tôi nghĩ đất nước ta chưa bao giờ dân trí cao như bây giờ. Nhưng trình độ lãnh đạo thì khó xác định. Họ hiểu biết mà không nói ra. Dẫu sao, nói chung trình độ trí tuệ thì chưa bằng bên ngoài. Đây là nguyên nhân làm cho cuộc sống không vào được Văn kiện.
Vậy có thể thay đổi được không? Tôi còn một chút hy vọng.
Đề nghị anh Trần Phương giảng lại cho các đ/c TW hiểu thế nào là công hữu, vì trước anh đã giảng cho họ làm như hiện nay. Nay anh cần giảng lại cho họ.
Đề nghị bỏ DNNN là chủ đạo; thừa nhận Xã hội Dân sự và phát triển Xã hội Dân sự.
Bây giờ tình thế và ngọn cờ không giống như hồi ĐH 6.
Nền tảng của xã hội ta là gì? Tôi xin hỏi ý kiến các anh Đảng có dựa vào công nhân không? Có dựa vào nông dân không? Tôi nghĩ không. Vậy dựa vào cơ sở nào? Có dựa vào trí thức không? Cũng không nốt!
Vậy có phải doanh nhân? Mà doanh nhân lại chỉ là các DNNN ư? Phải viết lại, đánh giá lại chỗ này trong văn kiện.
Thế giới bao giờ cũng phải dựa vào trí tuệ, nên phải dựa vào trí thức và doanh nhân. Nhưng lại mâu thuẫn với điều lệ Đảng!
Nếu không kịp sửa, đề nghị không thông qua Cương lĩnh! Để lại sau.
20 – PGS Võ Đại Lược (lần 2)
Còn một vấn đề chưa nói đến là công tác cán bộ. Tình trạng mua quan bán chức lộ liễu, công khai, hết sức nguy hiểm. Thị trường quan chức bóp chết tất các thị trường khác.
Cơ chế tuyển dụng, tuyển chọn cấp cao như thế nào? Không công khai minh bạch.
Người lãnh đạo ở các cấp không có chịu trách nhiệm gì cả với quyết định của mình. Bộ Giao thông, Bộ Xây dựng … cầu đổ, nhà đổ , không thấy nói gì về trách nhiệm cả. Một đất nước như vậy thì không mong đợi gì!
21 – GS Vũ Huy Từ
Tôi rất nhất trí với tất cả các ý kiến từ sáng đến giờ. Chưa bao giờ vấn đề nghiêm trọng như bây giờ. Dân không còn tin Đảng như trước nữa. Không ai quan tâm nữa.
Xin lưu ý: trong Dự thảo có câu: Nhà nước tập trung xây dựng đường bộ + đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Có nên đưa vào không?
22 – GS Trần Phương (lần 2) :
Tư tưởng trong Đảng không rõ ràng. Có nguyên nhân của nó đấy. Trước đây có Nghị quyết của ĐCS và Chu yhân tố TQNghĩa quốc tế (1957 và 1960), xem đó là những quy luật và dựa vào đó, người ta khai trừ Nam Tư ra khỏi các Đảng CS.
Cương lĩnh 1991 vẫn y như quan điểm chung của hệ tư tưởng cũ. Chưa có đổi mới gì cả. Vì chưa kiểm điểm lại hệ tư tuởng cũ.
Hội đồng Lý luận TW có bao giờ ngồi lại nghĩ xem Mác có cái nào đúng, cái nào sai không? Lê nin cũng vậy! Ví dụ: tư tưởng cách mạng không ngừng.
Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói XHCN mà không biết nó là cái gì?  Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác. Phải sửa!
Nhưng ai sửa?
Kết luận:
Các nhà kinh tế học thảo luận về Dự thảo Văn kiện, nhưng thực tình không nhằm vào sửa Văn kiện. Ta chỉ chuyển cho Ban Văn Kiện, họ có sửa hay không là việc của họ. Trách nhiệm của nhà nghiên cứu là nói trung thực, thẳng thắn, với tinh thần xây dựng, mong muốn Đảng mạnh lên, đất nước mạnh lên.
Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát./.
Kết thúc Hội thảo lúc 17 giờ.