Tuấn Thảo

"Tái ngộ Mỹ-Việt", bài báo bị kiểm duyệt

   Bài "Tái ngộ Mỹ-Việt" của Xavier Monthéard, được đăng trên nguyệt san Le Monde Diplomatique, tháng Sáu 2011, đã bị kiểm duyệt tại Việt Nam. RFI xin giới thiệu bản dịch.

36 năm sau chiến tranh: Tái ngộ Mỹ - Việt

Anh Vũ

Các thành phố Trung Quốc nợ nần chồng chất vì chạy đua đô thị hóa

Một công nhân nhập cư trong lúc giải lao tại một công trường xây dựng ở trung tâm Bắc Kinh. Reuters
   Cả thế giới trong lúc này đâu cũng thấy người ta nói về chuyện nợ nần của các quốc gia. Châu Âu, châu Mỹ đang hoảng loạn về công nợ lan truyền và cả châu Á với những cường quốc mới nổi lên cũng không tránh được căn bệnh của sự phát triển, đó là chi tiêu quá khả năng mình có. Phụ trang Le Figaro đăng các bài dịch từ tờ báo Mỹ New York Times hôm nay 15/7 có bài viết về chủ đề này với tiêu đề « Trung Quốc cũng mắc nợ ».

Phạm Trần

Đừng Sửa Hiến Pháp  Kiễu Tắm Nửa Nời
  Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam đã giết chết mọi hy vọng lột xác Việt Nam bằng một Hiến pháp mới khi đưa ra những lời tuyên bố cực kỳ bảo thủ, ù lì và tụt hậu trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 2 của Ban Chấp hành Trung ương đảng XI ngày 10-7 (2011).

Thanh Phương

Hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu các hoạt động chung

            Chuẩn đô đốc Mỹ Tom Carney (giữa) trả lời phỏng vấn của báo chí trong dịp lễ đón tiếp chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 15/7/11. Reuters
Khoảng 700 thủy thủ sẽ tham gia các cuộc tập luyện chung với hải quân Việt Nam. Một buổi lễ mở đầu các hoạt động chung này sẽ được tổ chức ở cảng Đà Nẵng, với sự có mặt của ba chiến hạm Mỹ, USNS Safeguard, USS Chung-Hoon và USS Preble, vừa cập cảng Đà Nẵng hôm nay 15/7.

Tâm Hằng Nguyễn Đắc Xuân

Những mật điện 45 năm trước
Một tài liệu liên quan đến vụ cướp chính quyền VNCH năm 1966 dưới chiêu bài "vận động cho hòa bình" do Nguyễn Đắc Xuân, một cán bộ CS nằm vùng tiết lộ.

45 năm trước, hàng ngàn Phật tử Huế thoát chết nhờ một người lính truyền tin của quân đội Sài Gòn.



Hà Văn Thịnh

Không thể hiểu nổi!
Đại học Khoa học Huế
Đọc bản tin của BBC, 10:51 GMT, 10.7.2011 mà không muốn tin ở mắt mình: Bắt phóng viên và người biểu tình chống Trung Quốc ! Theo bài báo trên, trong số những người bị bắt, có cả phóng viên của các hãng tin lớn như NHK, Asahi Shimbun (Nhật Bản), AP (Mỹ)?!

Ngọc Hằng dịch

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nhấn Mạnh Đến Tầm Quan Trọng Của Bình An Nội Tại Trong Buổi Pháp Thoại Phía Tây Đồi Capitol Gần Tòa Bạch Ốc


Washington DC, USA- Vào ngày 7/9, Đức Dalai Latma đã đến nơi dạy truyền Kalachakra để chuẩn bị nghi lễ. Sau đó, Ngài đến phía tây đồi Capitol gần tòa Bạch Ốc để nói chuyện với công chúng về hòa bình thế giới.

Song Kim

Chuyến Bay Cuối của Chương Trình Phi Thuyền

NASAPhoto NASA/Bill Ingalls
Từ tòa nhà NASA nhìn ra phi thuyền Atlantis cất cánh hôm 8-7-2011 tại Cape Canaveral, Fla. Đây là chuyến bay cuối cùng cuủ chương trình con thoi.(Photo NASA/Bill Ingalls).
Phi thuyền con thoi Space Shuttle Atlantis hiện đang trong không vụ cuối cùng STS-135 (STS: Space Transportation System), có tất cả 135 chuyến bay với 5 phi thuyền: Columbia, Challenger, Atlantis, Discovery, Endeavour. "loss of crew and spacecraft" là Challenger vào năm 1986 và Columbia vào năm 2003. Hiện giờ có 63 phi hành gia và 3 phi thuyền, trong tương lai các phi thuyền này có thể được triển lãm tại bảo tàng viện (Smithsonian tại DC, Kennedy Space Center tại Florida).

Tuyên Cáo Tại Nhà Hát Lớn Hà Nội

Chiều Nay, An Ninh Đã Làm Việc Với Người Đọc Tuyên Cáo Ở Nhà Hát Lớn


   Tôi - Nguyễn Xuân Diện, vừa gọi điện cho Em Phương - người thanh niên đọc TUYÊN CÁO TẠI NHÀ HÁT LỚN sáng 3.7.2011 vừa qua thì được biết em đang phải làm việc với công an quận Hà Đông. Đến 16h15 em Phương đã ra khỏi trụ sở công an. Phía công an yêu cầu em Phương, đúng 07h30 sáng Chủ nhật (ngày 10 tháng 07 năm 2011) có mặt tại Công an quận Hà Đông.

BBC

Tìm kiếm tự do
Aung San Suu Kyi
 "...Max Weber xác định ba phẩm chất có tầm quan trọng quyết định của các chính trị gia, đó là lòng đam mê, tinh thần trách nhiệm và cảm quan về sự cân đối..."

BBC Việt Ngữ giới thiệu cùng quý vị trích dịch bài nói chuyện của lãnh tụ đối lập Miến Điện cho chương trình Reith Lectures của đài BBC dành cho các nhân vật có tiếng trên thế giới, mỗi năm một lần trên BBC, và năm nay dành cho bà San Suu Kyi, với chủ đề "Securing Freedom" - Tìm kiếm tự do.

Jian Junbo và Wu Zhong

Quan điểm từ Bắc phương: Trung Quốc đang phải chịu khiển trách ở vùng biển Đông
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ

"Bài nghiên cưu có giá trị mặc dầu vẫn đúng từ quan điểm chủ quan thiện kiến và biện kiến của Trung Cộng. Nên đọc để biết lý do thâm sâu của lãnh đạo Bắc Kinh."

 
Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai trong một hội nghị vào năm 1954 tại Geneva
   Tin từ London và Hong Kong - Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ tổ chức sinh nhật 90 của mình vào tháng 1. Dù đã trải qua chịu nhiều cam go để đạt đến được ngày này nhưng những thử thách vẫn còn ở phía trước. Một vấn đề trước mắt là những căng thẳng leo thang trong vùng biển Nam Trung Hoa với các nước láng giềng và Việt Nam nói riêng.

Chí Nhân

Trung Quốc trồng khoai trên đất Việt

Nông dân Vĩnh Long vui vì khoai lang được
mùa trúng giá, nhưng vẫn thấp thỏm
lo âu - Ảnh: Chí Nhân
Không dừng lại ở việc tranh mua hàng nông sản, hiện thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đặt chân hẳn vào ngành sản xuất nông nghiệp của VN dưới hình thức thuê đất để sản xuất.

Đó là thực tế đang diễn ra tại tỉnh Vĩnh Long. Theo ước tính sơ bộ, hiện thương nhân TQ đã thuê cả trăm hec-ta đất ở địa phương này để trồng khoai lang tím (khoai lang Nhật).

Đức Tâm

Trung Quốc cảnh báo Mỹ tiếp xúc chính thức với Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp các nghị sĩ Quốc hội Mỹ ngày 7/7/2011.
REUTERS/Kevin Lamarque
Ngày hôm qua, 07/07/2011, Bắc Kinh đã cảnh báo chính quyền Washington không nên có các cuộc thảo luận chính thức với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhân chuyên công du của Ngài tại Hoa Kỳ và cực lực phản đối mọi chính phủ hoặc chính khách ngoại quốc ủng hộ hoặc khuyến khích các hoạt động nói trên của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố, «chúng tôi kiên quyết chống lại mọi hoạt động của Đạt Lai Lạt Ma khi đi thăm nước ngoài, nhằm chia cắt đất nước».

Thụy My

Trung Quốc - thực phẩm nhiễm độc
Các xì-căng-đan thực phẩm nhiễm độc có thể gây bất ổn xã hội

Sữa nhiễm độc bị buộc phải tiêu hủy. Reuters
Các vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm tại Trung Quốc đã làm dân chúng bất mãn, khiến chính quyền lo ngại bất ổn xã hội. Cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận làm cho các nhà sản xuất thiếu lương tâm mờ mắt. Bắc Kinh đã ra lệnh xử lý mạnh tay hơn, nhưng chính quyền địa phương thường bao che. Vì vậy đảng đã kêu gọi báo chí góp sức. Nhưng "tự do báo chí" ở Trung Quốc chỉ ở lãnh vực an toàn thực phẩm!

Trung Quốc tìm kiếm tài nguyên

Trung Quốc hỗ trợ các nước bất hảo
Iraq và Trung Quốc ký 1 thỏa thuận năm 1997 cho phép Trung Quốc khai thác mỏ dầu al-Ahdab cách Baghdad 180 km. Hình: AP

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tìm kiếm tài nguyên và năng lượng để phục vụ cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng của họ đã đưa Bắc Kinh tới những nơi mà nhiều nước phương Tây không muốn hoặc không thể tới. Theo tường thuật của thông tín viên William Ide của đài VOA, quan hệ giữa giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc với các nước như Iran, Zimbabué, Sudan và Miến Điện đã giúp cho Bắc Kinh chẳng những có được quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên cần thiết mà còn giành thêm ảnh hưởng chiến lược.

Lữ Giang

Vụ án Strauss-Kahn

Hôm 16.5.2011, sau khi các cơ quan truyền thông Việt ngữ loan tin ông Dominique Strauss Kahn, Giáo Đốc Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), bị bắt và bị truy tồ về tội tấn công tình dục một nữ dọn phòng ở khách sạn Sofitel tại New York, tôi xuống phố Bolsa ngồi uống cà phê, một số người thấy tôi tới đã đến ngồi chung bàn với tôi và hỏi tôi nghĩ thế nào về vụ này. Tôi hỏi lại họ nghĩ thế nào. Tất cả đều nói rằng ông ta bị gài. Một bà còn bĩu môi: “Con mụ đó quá xấu, ai mà thèm!”

Thụy My

Cần có luật biểu tình để người dân bày tỏ quan điểm, đặc biệt về vấn đề Biển Đông

Biểu tình tại Hà Nội
ngày 19/06/2011 chống các hành động
 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
 Việt Nam trên Biển Đông (Reuters)
Ngày 29/6/2011, luật sư Trần Vũ Hải đã gởi kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, nhân kỳ họp từ 29/6 đến 30/6, đề nghị giải thích điều 69 của Hiến pháp, quy định rằng công dân có quyền biểu tình. Ban Việt ngữ RFI đã liên lạc trao đổi với luật sư Trần Vũ Hải về vấn đề này.

RFI : Kính chào luật sư Trần Vũ Hải . Vì sao ông gởi kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đề nghị giải thích điều 69 của Hiến pháp ?

BBC

Yêu cầu thêm thông tin về quan hệ với TQ

Một nhóm nhân sỹ trí thức hàng đầu Việt Nam vừa gửi kiến nghị lên Bộ Ngoại giao yêu cầu 'cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc'.

Cũng những người này một tuần trước đó đã ký tên vào bản Tuyên cáo về 'các hành động gây hấn của Trung Quốc' ở Biển Đông.

Vi Anh

Xảo Thuật CS Phá Biểu Tình
Trong các cuộc biểu tình chống TC ở Saigon và Hà nội, cơng an dùng nhiều trị con khỉ chống phá biểu tình. Trong một bài rất điệu nghệ theo cách viết tin Mỹ do một người trong nước viết và Đài RFA phổ biến đã nĩi lên điều này.

Kami

Wikileaks – KH cho Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc CQ Trung ương tại Bắc kinh

Và cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Tòa án là Luis Moreno-Ocampo

Trát bắt giữ Gaddafi, tín hiệu cảnh báo các nhà độc tài

   Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague (ICC) trong ngày 27 tháng 6 năm 2011 đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Muammar Gaddafi, con trai của ông ta Saif al-Islam và Giám đốc tình báo Abdullah asl-Senussi.
Cả ba người đều bị cáo buộc phạm tội ác chống nhân loại.

Tổng Thư Ký LHQ Tái Đắc Cử

Tổng Thư Ký LHQ Tái Đắc Cử

Ông Ban Ki-moon vừa chính thức tái cử nhiệm kỳ 2 trên cương vị Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ). Trong  công việc mà ông đảm nhiệm từ 5 năm qua, lời khen cũng lắm, lời chê cũng nhiều. Dư luận cho rằng việc tái đắc cử sẽ giúp ông mạnh dạn hơn trong việc can thiệp vào các vấn đề khó khăn  trên thế giới.

Thực tế là ông Ban Ki- moon tái nhiệm nhờ sự ủng hộ nồng nhiệt của các cường quốc phương Tây trong Hội đồng Bảo an. Việc ông Ban Ki-moon được bầu lại là hầu như chắc chắn, vì không có ứng viên nào ra tranh chức, hơn nữa, cả 15 thành viên của Hội đồng Bảo an đều ủng hộ.

Kiến Nghị

TOÀN VĂN VĂN BẢN KIẾN NGHỊ YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO

CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội,  ngày 2 tháng 7 năm 2011
 
KIẾN NGHỊ

YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

Kính gửi: Bộ Ngoại giao Việt Nam

1 – Theo các thông tin báo chí, chúng tôi được biết ngày 25/6/2011, ông Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Ông Trương Chí Quân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

Thêm một bản đồ cổ xác định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa
Tấm bản đồ Đông Nam Á Hondius đầu thế kỷ 17.

            Ngày 22/06/06, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ đã trình bày trên blog riêng của mình (Dainamax.org) một tấm bản đồ Đông Nam Á từ thế kỷ 17. Tài liệu do Hà Lan xuất bản năm 1606, được in lại năm 1613 trong tập địa dư "Atlas Mercator Hondius", có thể được xem là một bằng chứng lịch sử về chủ quyền Việt Nam trên vùng quần đảo Hoàng Sa, được ghi trong bản đồ là “Parcel”.

Tạp chí Quân sự Châu Á

Tạp chí Quân sự châu Á đánh giá hải quân khu vực

Tàu hộ vệ lớp Sigma của Hải quân Indonesia.
Tạp chí Quân sự Châu Á (số ra tháng 5/2011) đã đưa ra thống kê số lượng tàu trong Hải quân các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Dưới đây là con số cập nhật nhất về lực lượng hải quân các nước trong khu vực:

Indonesia
Với đặc điểm nhiều đảo và sở hữu vùng biển rộng lớn. Indonesia đã xây dựng một lực lượng hải quân đông đảo, trang bị hiện đại. Quân số thường trực của Hải quân Indonesia khoảng 74.000 người với biên chế 136 tàu các loại.




Minh Tân

Sự ưu ái kỳ lạ cho một nhà thầu Trung Quốc

(VEF.VN) – Là một gói thầu quốc tế, nhưng ngay từ khâu đánh giá sơ bộ hồ sơ thầu đến khâu lựa chọn cách cho một nhà thầu vượt qua các quy định trong Luật Đấu thầu của Dự án cung cấp thiết bị, vật tư kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật cho nhà máy thủy điện Đakđrinh xuất hiện nhiều khuất tất.

Gia Minh, biên tập viên RFA

Phỏng vấn Ngô Quỳnh sau khi ra tù
Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-07-01
Anh Ngô Quỳnh (đứng-áo xanh) chụp tại nhà
ông Nguyễn Thanh Giang nhân dịp Tết 2008
Photo courtesy of vietnamexodus
   Anh Ngô Quỳnh, người trẻ tuổi nhất trong nhóm sáu người bị TAND Hải Phòng kết án về tội tuyên truyền chống Nhà nuớc VN theo điều 88 Bộ Luật Hình sự hồi năm 2009 vừa mãn hạn tù.
Gia Minh có cuộc nói chuyện với anh Ngô Quỳnh về những thông tin liên quan.
Bị giam thêm 20 ngày?
Gia Minh: Chào anh Ngô Quỳnh. Trước hết tôi xin thay mặt quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do xin được chung vui với anh vì đã được về với bố mẹ và những người thân. Câu hỏi đầu tiên, xin anh cho biết là quyết định của trại giam cho anh được trở về trước thời hạn theo án tòa là 3 năm tù giam thì như thế nào ạ?

BBC

''Nhận thức chung'' về Biển Đông là gì? 
Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn,
trái, gặp Ủy viên Quốc vụ
Trung Quốc Đới Bỉnh tuần trước.
   Dư luận trong nước tỏ ra lo lắng trước việc người phát ngôn Trung Quốc hôm 28/6 kêu gọi Việt Nam thực hiện những gì lãnh đạo cao cấp hai bên đã thỏa thuận trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Tuy nhiên cái gọi là ''nhận thức chung'' thì một số người nói không hiểu là điều gì.
Tuần trước Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, trong tư cách đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, đã có cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại Bắc Kinh.

Ngô Nhân Dụng

Người Trung Quốc bất mãn

Hai hiện tượng đang diễn ra ở Trung Quốc, mà cảnh tượng cũng không khác gì ở Việt Nam: Người nghèo thì bất mãn vì xã hội bất công, còn người kiếm ra tiền, thật nhiều tiền, thì tìm đường ra sống ở các nước Tây phương.

Thanh Phương

Người Philippines biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại khu phố Makati, thủ đô Manila
Người Philippines biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại khu phố Makati, thủ đô Manila ngày 16/06/2011. Reuters

Quỳnh Như

Lý Sơn – Con giun xéo mãi cũng oằn
“Trực nhìn ngó thấy Bàn Than; Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ”
AFP photo

Một làng chài ở Nha Trang, ảnh chụp tháng 1/2011
Đảo Lý Sơn nằm trơ trốc, cô lập với đất liền gần 30 km. Nơi đó, hằng ngày những người vợ, những đứa con phải tiễn chồng, tiễn cha ra khơi, để rồi lại ngậm ngụi ở lại với muôn vàn nỗi nhớ và lo âu.

Mạc Văn Trang

Nếu Tàu đánh ta, ai sẽ bỏ chạy ra nước ngoài?
Đảng cộng sản bỏ nhân VN, chạy trước nhất
   Mới đây tôi nhận được thư của con gái từ nước ngoài gửi về. Con tôi rất lo lắng về việc càng ngày Tàu càng gia tăng khiêu khích quân sự trên vùng biển của ta với những hành động tàn bạo, ngang ngược, bất chấp mọi luật pháp và đạo lý đối với dân ta, nước ta. Ta càng nhân nhượng, Tàu càng lấn tới và đến mức không còn kìm nén, nhẫn nhục được nữa thì tất yếu xảy ra chiến tranh… Ai cũng có thể hình dung Tàu to lớn, thâm độc, nhỏ nhen, hung hăng, tàn ác như thế nào! Và con gái khuyên: Bố mẹ già yếu rồi, chuẩn bị sơ tán sang đây với chúng con… Chiến tranh xảy ra bây giờ không như ngày xưa đâu, họ chạy hết ấy mà!? Tôi thấu hiểu tấm lòng, nỗi âu lo của con cái cho bố mẹ. Tôi nghĩ người con nào ở vào hoàn cảnh

Phan Nguyễn Việt Đăng

Đảng Cộng sản VN trước giờ phút quyết định
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates (P)
và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng VN Phùng Quang
Thanh trước cuộc họp đối thoại song
phương Shangri-La hôm 04/6/2010. AFP
Trên các trang mạng, sự thấp thỏm về chủ quyền biển đảo từ giới trí thức, sinh viên, blogger phản kháng...v.v có thể nhìn thấy rất rõ.

Bản đồ định vị quần đảo Trường Sa trong biển Đông.

Những ngày cuối cùng của tháng 6, bước qua đầu tháng 7, là những giây phút mà rất nhiều người nín thở chờ đợi kết quả của các vụ thương thuyết về chủ quyền Biển Đông giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thanh Quang

Dân yêu cầu chính quyền công khai chuyện nước
Làn sóng phẫn nộ, phản đối của dân Việt trong và ngoài nước trước hành động xâm lược, đe doạ, xuyên tạc sự thật của Phương Bắc – và cả cách ứng phó mập mờ của giới cầm quyền VN đang ngày càng mạnh mẽ.
Một phụ nữ trong đoàn biểu tình với khẩu hiệu "Chống Trung Quốc" tại Hà Nội hôm


Cháu Một người Việt Nam

Thư Gửi Chú Nguyễn Xuân Diện Và 90 Nhân Sĩ Vì Đất Nước

            Xin chào chú Nguyễn Xuân Diện,


Cháu chính là người thanh niên ở Sài Gòn đã cầm tấm biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam và đứng bất động hướng về Lãnh sự quán Trung Quốc ở góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai buổi trưa ngày Chủ Nhật 05 tháng 06 năm 2011 vừa rồi.