Lời kêu gọi của Hiệp hội Quốc tế vì Luật sư
Hiền Ba dịch
Luật sư người Việt Nam Cù Huy Hà Vũ
bị buộc tội tuyên truyền chống chính quyền
và bị tuyên án 7 năm tù
Hiệp hội Quan sát Quốc tế vì Luật sư bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế tại gia do Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên ngày 4 tháng 4 năm 2011 chống lại luật sư Cù Huy Hà Vũ
Mô tả tình hình:
Cù Huy Hà Vũ là một Luật sư người Việt Nam có bằng Tiến sĩ luật của Đại học Sorbonne ở Paris. Ông không có giấy phép hành nghề song cùng vợ điều hành một Văn phòng Luật sư tại Hà Nội.
Cù Huy Hà Vũ nổi tiếng là một người bảo vệ các quyền con người và các quyền về môi trường. Từ nhiều năm nay ông đã làm Luật sư đại diện cho nhiều nhà bất đồng chính kiến và bản thân ông đã nhiều lần lên tiếng đòi dân chủ.
Năm 2009, Cù Huy Hà Vũ đã khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi Thủ tướng đã phê duyệt một dự án khai thác bô-xít gây nhiều tranh cãi ở Tây Nguyên và bị phản đối vì những lý do liên quan đến môi trường. Tháng 10 năm 2010, Cù Huy Hà Vũ lại gửi đơn lên Tòa án Tối cao kiện Thủ tướng vì đã ban hành nghị định cấm khiếu kiện tập thể.
Cù Huy Hà Vũ bị bắt ngày 5 tháng 11 năm 2010 tại thời điểm Đảng Cộng sản chuẩn bị tổ chức đại hội 5 năm một lần, trong thời gian này nhà cầm quyền Việt Nam thường tăng cường đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Ông đã bị truy tố theo Điều 88 của Luật Hình sự với tội danh “tuyên truyền chống lại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và bị buộc tội “lưu hành thông tin bịa đặt phỉ báng Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ qua các bài viết trên internet và các cuộc trả lời phỏng vấn phương tiện truyền thông nước ngoài”. Ông có thể phải chịu án tù giam cao nhất là 12 năm.
Ngày 4 tháng 4 năm 2011, sau một phiên tòa xét xử chóng vánh không tuân theo những thủ tục thông thường, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã kết án Cù Huy Hà Vũ bảy năm tù giam cộng với ba năm quản chế tại gia với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”. Tại phiên tòa, một Luật sư biện hộ của Cù Huy Hà Vũ đã bị Thẩm phán đuổi ra khỏi phòng xử án vì đã có ý kiến phản đối về thủ tục tố tụng và các Luật sư còn lại của ông đã bỏ ra ngoài để phản đối việc Chủ tọa phiên tòa từ chối công bố những tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Chỉ một vài hãng truyền thông và nhà báo nước ngoài được tham dự phiên tòa, họ được canh phòng trong một khu vực ở bên ngoài phòng xử án và theo dõi phiên tòa qua màn hình vô tuyến. Cảnh sát được bố trí dày đặc ở khu vực xung quanh Tòa án để ngăn chặn các cuộc biểu tình ủng hộ Luật sư Cù Huy Hà Vũ và hai nhà bất đồng chính kiến trong đó có Luật sư Lê Qu ốc Quân đã bị bắt giữ vào đúng ngày hôm đó ở bên ngoài Tòa án.
Vụ án Cù Huy Hà Vũ nằm trong bối cảnh đàn áp trên quy mô rộng những Luật sư và nhà hoạt động vì nhân quyền hoặc vì những vấn đề môi trường ở Việt Nam. Chỉ cần nhớ lại rằng Luật sư Lê Công Đ ịnh đã phải chịu hình phạt 5 năm tù giam tại nhà từ ở thành phố Hồ Chí Minh cũng với tội danh “tuyên truyền chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Luật sư Lê Th ị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài đã được trả tự do một người hôm 6 tháng 3 năm 2010 còn người kia hôm 6 tháng 3 năm 2011 sau khi hết hạn án tù giam nhưng họ vẫn bị quản chế tại gia.
Lời kêu gọi của Hiệp hội Quốc tế vì Luật sư:
Hiệp hội Quốc tế vì Luật sư nhắc lại rằng tính độc lập của Luật sư là một trong những nguyên tắc chính của nền dân chủ và hiệu lực của nhà nước pháp quyền. Tổ chức này lưu ý nhà cầm quyền Việt Nam những nguyên tắc căn bản về vai trò của Luật sư đã được thông qua tại Đại hội lần thứ tám của Liên Hiệp Quốc về Ngăn ngừa Tội ác và Đối xử với Tội phạm được tổ chức tại Havana (Cuba) từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 27 tháng 9 năm 1990.
Nguyên tắc thứ 16:
“Nhà cầm quyền phải đảm bảo rằng các Luật sư (a) có thể làm tròn mọi chức năng nghề nghiệp của mình mà không bị đe dọa, cản trở, gây phiền nhiễu hoặc can thiệp trái phép; (b) có thể đi lại và bàn bạc với thân chủ của mình một cách tự do ở bên trong đất nước của họ cũng như ở nước ngoài; và (c) không phải chịu hoặc không bị đe dọa truy tố hoặc hình phạt hành chính, kinh tế hoặc những hình phạt khác vì bất kỳ hành động nào được thực hiện theo đúng những nghĩa vụ, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp đã được thừa nhận”.
Nguyên tắc thứ 23:
“Luật sư cũng giống như những công dân khác có quyền được hưởng tự do bày tỏ ý kiến, tự do tín ngưỡng, tự do thành lập hội và tự do hội họp. Đặc biệt, Luật sư phải có quyền được tham gia tranh luận công khai về những vấn đề liên quan đến luật pháp, sự thực thi công lý và sự xúc tiến và bảo vệ các quyền con người và gia nhập hoặc thành lập các tổ chức địa phương, quốc gia hoặc quốc tế và tham dự những cuộc họp của các tổ chức đó mà không phải chịu những hạn chế về nghề nghiệp vì những hành động hợp pháp của họ hoặc vì họ gia nhập vào một tổ chức hợp pháp. Trong khi thực thi những quyền nói trên, các Luật sư phải luôn cư xử theo đúng luật pháp và những tiêu chuẩn và đạo đức đã được thừa nhận của nghề Luật sư”.
Hiệp hội Quốc tế vì Luật sư yêu cầu:
- Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành xem xét lại một cách tự do, độc lập và công bằng bản án đã được tuyên tại phiên tòa sơ thẩm.
- Chính quyền Việt Nam phải đảm bảo sự tự do hành nghề và tính độc lập của nghề Luật sư trong mọi trường hợp tại Việt Nam.
- Liên Hiệp Quốc, Ủy ban châu Âu và các tổc chức quốc tế can thiệp khẩn cấp với chính quyền Việt Nam để chính quyền Việt Nam chấm dứt mọi hành động đe dọa và gây sức ép với các Luật sư của Việt Nam và bằng cách đó đảm bảo sự hành nghề tự do và tính độc lập của nghề Luật sư tại Việt Nam.
- Các hội nghề nghiệp và các tổ chức của Luật sư có sự hỗ trợ thích hợp với Cù Huy Hà Vũ và tất cả những Luật sư của Việt Nam ở trong tình trạng tương tự và vận dụng mọi nguồn lực có trong tay để chính quyền Việt Nam lưu ý tới trường hợp của họ.
Các địa chỉ liên hệ:
1/ Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
25A Cát Linh
Hà Nội – Việt Nam
Fax : 0084 4 843 1431
2/ Phái đoàn của Liên minh châu Âu tại Việt Nam
Tầng 17và tầng 18t, tòa nhà văn phòng Pacific Place
83B Lý Thường Kiệt
Hà Nội- Việt Nam
Fax: (0084 4) 39461701
3/ Sứ quán Việt nam tại Pháp
62 Rue Boileau
75016 Paris
Email : vnparis@club-internet.fr
Fax : 01 45 24 39 48
Fax : 01 45 24 39 48
4/ Sứ quán Pháp tại Việt Nam
57 Tran Hung Dao
Hà nội- Việt Nam
5/ Phái đoàn thường trực của CHXHCN Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc
30 ch. des Corbillettes
1218 Grand Saconnex
Genève – Suisse
Fax: 022 798 24 69 / 022 798 07 24
Email: info@vnmission-ge.org
H.B. ( dịch từ bản tiếng Anh và có tham khảo bản tiếng Pháp ).
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011 27-4-2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét