Thanh Phương

Nhật Bản -Hàn Quốc: Hiệp ước quân sự đầu tiên

DR
Theo thông báo của bộ Ngoại giao Hàn Quốc, ngày 29/06/2016, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và đại sứ Hàn Quốc tại Tokyo Shin Kak-Soo sẽ ký hiệp ước chia sẻ tin tình báo quân sự. Đây sẽ là hiệp ước quân sự đầu tiên ký kết giữa hai nước kể từ năm 1945.
Nhiều người Triều Tiên lớn tuổi nay vẫn không quên quá khứ của

Mai Vân

Nhật Bản cần cấp tốc tháo gỡ gần một nửa số lò phản ứng hạt nhân
Biểu tình phản đối điện nguyên
 tử tại Tokyo ngày 22/06/2012.
REUTERS/Yuriko Nakao
Nhật Bản phải nhanh chóng tháo gỡ 24 lò phản ứng nguyên tử trên tổng số 50 lò mà nước này hiện có. Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay 29/06/2012, đây là kết luận của một số dân biểu và thượng nghị sĩ Nhật, sau khi nghiên cứu tính chất nguy hiểm của các lò phản ứng hạt nhân.
Theo nhóm mang tên « Genpatsu Zero » (tức là "zero nhà máy

Thanh Phương

Hoa Kỳ thúc đẩy việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Bản đồBiển Đông (DR)
Biển Đông chắc chắn sẽ là chủ đề nổi cộm trong chuyến viếng thăm Cam Bốt của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào tháng 7/2012 để dự cuộc họp giữa ASEAN với các cường quốc khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc. Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông đang gia tăng giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, Washington muốn thúc đẩy việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

Thanh Phương

Pháp đón tiếp Aung San Suu Kyi như một nguyên thủ quốc gia

Trong chặng cuối chuyến công du lịch sử tại châu Âu, bà Aung San Suu Kyi, dân biểu Quốc hộì Miến Đìện và chủ tịch Liên đoàn quốc gia vì dân chủ bắt đầu thăm Pháp từ hôm nay, 26/06/2012. Bà được đón tiếp trọng thể như một nguyên thủ quốc gia, với dạ tiệc khoản đãi và họp báo chung với tổng thống Pháp François Hollande.
Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi (thứ hai từ phải sang) được Tổng thống Pháp Francois Hollande trọng vọng nghênh tiếp tại điện Elysée, Paris ngày 26/06/2012. REUTERS/Philippe Wojazer

Hội thảo Paris

Hội thảo Paris - Ðông Á và Việt Nam giữa làn sóng dân chủ thứ tư
TL 270

“...Về đe dọa, giới đối lập Việt Nam thích những hành động gây tiếng vang hơn là xây dựng một tổ chức có tầm vóc lâu dài...”
Buổi hội thảo về "Đông Á và Việt Nam giữa làn sóng dân chủ thứ tư" đã được Tập Hợp Dân Chủ

Thanh Phương

Việt Nam dứt khoát không chấp nhận báo tư nhân
Việt Nam hiện có 786 cơ quan báo chí,
với 194 báo giấy và hơn 590 tạp chí,
61 báo điện tử và 67 kênh phát
thanh, truyền hình (DR)
Chiều hôm qua, 12/06/2012, trong cuộc "đối thoại trực tuyến với nhân dân", Bộ trưởng bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã tuyên bố là Việt Nam không có kế hoạch tư nhân hóa báo chí, bởi vì theo ông, ở Việt Nam, báo chí đã là "diễn đàn của nhân dân" rồi.
Trong cuộc đối thoại trực tuyến nói trên, ông Nguyễn Bắc Son cũng khẳng định là Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam không có chủ trương thành lập các tập đoàn báo chí như ở một số nước trên thế giới.

Nguyễn Quang Thắng

Lộ bí mật công văn của Văn Phòng Chính Phủ liên quan đến Blog Nguyễn Xuân Diện
Tối ngày 12/6/2012 trên mạng Internet xuất hiện bản chụp hình ảnh công văn Số: 131/TB-VPCP của VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ đề ngày 19 tháng 5 năm 2012 được đóng dấu " TỐI MÂT" với tựa đề : " THÔNG BÁO Kết luận của Phó Thủ Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp xử lý Blog Nguyễn Xuân Diện" gây xôn xao cư dân mạng.

Thư mời tham dự hội thảo

TẬP HỢP DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN
Phân bộ Paris
Thư mời tham dự hội thảo
Paris, ngày 15 tháng 5 năm 2012

Thưa quí thân hữu,
Sau các chế độ độc tài Ả Rập và Châu Phi, đến lượt các chế độ độc tài Châu Á. Chế độ Putin tại Nga đang bị chống đối mạnh mẽ ; chế độ cộng sản Trung Quốc bộc lộ sự bối rối ; tại Singapore và Mã Lai dân chủ hình thức nhường chỗ cho dân chủ thực sự ; quân đội Thái Lan chuyển giao quyền hành cho một chính quyền xuất phát từ bầu cử tự do ; Miến Điện đột ngột chuyển hướng về dân chủ một cách quả quyết. Một làn sóng dân chủ mới, làn sóng dân chủ thứ tư trong lịch sử thế giới, đang trào dâng.
Tại sao làn sóng dân chủ mới này sẽ không dừng lại ở biên giới Việt Nam ?
Cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam đang có những triển vọng nào và những đòi hỏi nào ?
Đất nước đang đứng trước một vận hội trọng đại mà chúng ta không thể bỏ lỡ.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, Phân bộ Paris, kính mời các thân hữu tham dự buổi hội thảo :

Ðông Á và Việt Nam giữa làn sóng dân chủ thứ tư

Ngày chủ nhật 17-06-2012
từ 14 giờ đến 18 giờ
tại Centre des Deux Moulins
185 rue du Château des Rentiers, 75013 Paris
Métro : Place d’Italie

Diệp Tường Bảo, Nguyễn Gia Dương, Trần Duy Nhân dẫn nhập
Nguyễn Gia Kiểng đảm nhiệm phần thảo luận

Chúng ta sẽ trao đổi thân mật, bộc trực và tương kính trong tinh thần không có ý kiến nào cấm nêu ra, không có đề tài nào cấm bàn tới.
Trân trọng kính mời.
Thay mặt Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên,
Lê Mạnh Tường
Chủ tịch Phân bộ Paris
Mọi chi tiết, xin liên lạc :
Lê Mạnh Tường           : 06 23 30 41 69
Diệp Tường Bảo          : 06 83 73 14 57
Nguyễn Gia Dương      : 06 74 98 87 42