Khánh An, phóng viên RFA, Bangkok

Điều tra tham nhũng trong vụ Vinashin – liệu có thực hiện được?

Trong phiên họp với Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng ngày vào hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ công an điều tra tham nhũng trong vụ Vinashin để xử lý.

Logo của tập đoàn Vinashin tại trụ sở chính ở Hà Nội hôm 19/07/2010
Liệu yêu cầu này có dễ thực hiện trong khi vẫn còn quá nhiều điều bất cập trong vấn đề điều tra và xử lý tham nhũng trong thời gian qua. Khánh An tường trình.
Khoảng cách giữa báo cáo và tình hình thực tế

Báo cáo trong phiên họp tổng kết quý I và xây dựng nội dung chương trình quý II năm 2011 vào ngày 6/4, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng cho biết trong hai tháng qua, không có một vụ tham nhũng nào được phát hiện khởi tố trên 52 tỉnh thành. Một con số 0 tròn trĩnh đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phải nhắc khéo rằng “không thể dựa trên con số vụ việc được phát hiện xử lý nhiều hay ít để đánh giá tham nhũng tăng hay giảm”.
“không thể dựa trên con số vụ việc được phát hiện xử lý nhiều hay ít để đánh giá tham nhũng tăng hay giảm”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Theo đánh giá của Ủy ban Tư pháp tại Hội nghị phòng chống tham nhũng vào cuối tháng 1 vừa qua nhận định “tình hình tham nhũng nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng là rất nghiêm trọng”. Cả nước có 63 tỉnh thành thì chỉ có 26 tỉnh thành tự phát hiện tham nhũng. Điều đó cho thấy có một khoảng cách rõ ràng giữa các báo cáo và tình hình thực tế.
Một trong những nguyên nhân đầu tiên, theo kết quả điều tra chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, thành ở Việt Nam do Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cùng với Chương trình nghiên cứu và phát triển cộng đồng (CECODES) và Mặt trận tổ quốc Việt Nam vừa công bố đầu tháng này cho thấy có đến 90% người dân trả lời bị ảnh hưởng do tham nhũng đã lựa chọn không tố cáo hành vi tham nhũng. Khảo sát cũng cho thấy nhiều người trả lời cho rằng việc tố cáo chẳng mang lại lợi ích gì, số

Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT Vinashin trả lời báo chí trong buổi lễ hạ thủy một con tàu mới tại thành phố Hải Phòng hôm 23/6/2006. AFP PHOTO
khác sợ bị trả thù và một số cho biết thủ tục tố cáo quá nhiêu khê hoặc thiếu thông tin về quy trình tố cáo.
Bên cạnh đó, việc xử lý tham nhũng chậm trễ, trì hoãn hoặc theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” cũng là một nguyên nhân lớn khiến người dân ngày càng khó tin vào khả năng chống tham nhũng của chính quyền.
có đến 90% người dân trả lời bị ảnh hưởng do tham nhũng đã lựa chọn không tố cáo hành vi tham nhũng. Khảo sát cũng cho thấy nhiều người trả lời cho rằng việc tố cáo chẳng mang lại lợi ích gì, số khác sợ bị trả thù và một số cho biết thủ tục tố cáo quá nhiêu khê
Chương trình UNDP và CECODES
Cũng tại phiên họp ngày 6/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Công an điều tra tham nhũng trong vụ việc của tập đoàn Vinashin để xử lý. Thông tin này hoàn toàn không làm cho người dân quan tâm và tin tưởng, mặc dù sự kiện Vinashin đặc biệt thu hút sự quan tâm của họ.  
Một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền khi được hỏi về khả năng phát hiện và xử lý tham nhũng trong vụ này đã nói:
-Em nghĩ là nếu xử lý tới nơi tới chốn thì nhà nước mình đã xử lý từ trước đây rồi, chứ không phải đợi đến tận bây giờ Thủ tướng nói lên như thế. Có thể chính ông ấy cũng dính vào vụ đấy nhưng ông ấy nói lên như thế để chứng tỏ là mình không liên quan, mình trong sạch nên không hề sợ nên yêu cầu làm rõ. Nhưng chẳng ai có thể làm rõ được vụ này cả vì ở Việt Nam thì hệ thống chính quyền sẽ bao che cho nhau, sẽ không ai có thể vạch rõ những tội trạng ấy ra, sẽ chẳng ai “vạch áo cho người xem lưng” như thế cả. Em nghĩ nó sẽ chẳng đi đến đâu!
Em nghĩ là nếu xử lý tới nơi tới chốn thì nhà nước mình đã xử lý từ trước đây rồi, chứ không phải đợi đến tận bây giờ Thủ tướng nói lên như thế. Có thể chính ông ấy cũng dính vào vụ đấy nhưng ông ấy nói lên như thế để chứng tỏ là mình không liên quan, mình trong sạch
Sinh viên Học viện Báo chí
Quét cầu thang “phải quét từ trên xuống”
Sở dĩ người dân nghi ngờ về khả năng xử lý triệt để vụ việc của Vinashin là vì đã có quá nhiều vụ việc xử lý theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” xảy ra, hoặc thậm chí “chìm xuồng” như vụ việc các cán bộ mua dâm nữ sinh ở Hà Giang mà  LS. Trần Đình Triển nhận nhiệm vụ bào chữa. Ông cho biết:
-Việc tham nhũng thì đảng, nhà nước và nhân dân cũng mong muốn giải quyết một cách triệt để để làm thế nào đó cho bộ máy được trong sạch, để giữ niềm tin yêu của nhân dân đối với nhà nước. Đấy là trách nhiệm chung của toàn đảng, toàn dân, toàn quân. Lâu nay họ hay nói rằng đấu tranh chống tham nhũng xử lý không nghiêm và họ cho rằng không có bằng chứng.
Với vai trò của một luật sư, tôi thấy rằng đã vậy thì mình chứng minh là có những sự việc có bằng chứng. Thí dụ như vụ của Hà Giang vừa qua tôi chứng minh như vậy rồi cuối cùng cũng không xét xử hay là xử lý về mặt hành chính cũng không đến nơi đến chốn.
Việc cố ý làm trái của những người lãnh đạo tập đoàn thì cơ quan chức năng xử lý theo đúng pháp luật. Còn chính phủ, thủ tướng chính phủ có trách nhiệm trong quản lý nhà nước và quản lý chủ sở hữu. Là người đứng đầu, thủ tướng, tôi nhận trách nhiệm đó
Thủ tướng chính phủ

Hai nhà báo bị bắt vì khai thác tin tức vụ hối lộ tham nhũng ảnh hưởng đến nhiều cán bộ cao cấp. RFA photo
Riêng trong vụ việc của tập đoàn Vinashin với món nợ hàng trăm tỷ đồng, bản thân người dân đã tận mắt xem thấy thủ tướng không dưới hai lần lên tiếng trên truyền hình rằng “Việc cố ý làm trái của những người lãnh đạo tập đoàn thì cơ quan chức năng xử lý theo đúng pháp luật. Còn chính phủ, thủ tướng chính phủ có trách nhiệm trong quản lý nhà nước và quản lý chủ sở hữu. Là người đứng đầu, thủ tướng, tôi nhận trách nhiệm đó. Phó thủ tướng, các bộ trưởng, các thành viên chính phủ có liên quan đến việc quản lý nhà nước và đối với chủ sở hữu đang tiến hành kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm cụ thể.
Tuy nhiên, lời hứa của thủ tướng về việc “làm rõ trách nhiệm cụ thể” có vẻ như rất khó thực hiện. Bởi theo lời của Bộ trưởng Bộ Công Lê Hồng Anh trong phiên họp hôm 6/4 cho rằng trong vụ Vinashin, vấn đề khó khăn hiện nay là xác định và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tỏ vẻ đồng tình về điều này khi ông thừa nhận nghị định xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi áp dụng trong thực tế vẫn còn “nhùng nhằng”!
việc chống tham nhũng cũng giống như việc quét cầu thang, “phải quét từ trên xuống”. Thế nhưng liệu việc này có thực hiện được hay không khi kẻ quét cầu thang chỉ có thể đứng ở bên dưới
Trong khi đó, xét về phương diện luật pháp, luật sư Trần Đình Triển cho biết:
-Theo quan điểm của tôi, không có gì là khó cả. Chỉ có điều là chúng ta có làm đến nơi đến chốn hay không và có dám xử lý hay không. Nếu để một cơ quan thanh tra hay điều tra làm một cách trung thực và khách quan thì căn cứ vào quy định của pháp luật, vào cái lỗi đó để đánh giá thật khách quan, bình đẳng thì không có gì là khó cả. Đó là dưới góc độ quan điểm của tôi. Có điều là chúng ta nói như vậy nhưng chúng ta có xử lý nghiêm minh hay không và có đúng người đúng tội hay không để mang lại niềm tin yêu cho dân hay không thì đó là một câu hỏi đặt ra.
Câu hỏi của luật sư Trần Đình Triển cũng là câu hỏi chung của rất nhiều người dân khi đã chứng kiến nhiều vụ việc mà kẻ sai phạm vẫn chưa bị xử lý theo pháp luật. Chánh văn phòng Vũ Tiến Chiến vừa qua đã phát biểu rằng việc chống tham nhũng cũng giống như việc quét cầu thang, “phải quét từ trên xuống”. Thế nhưng liệu việc này có thực hiện được hay không khi kẻ quét cầu thang chỉ có thể đứng ở bên dưới hoặc giữa cầu thang, thậm chí đôi khi bản thân kẻ cầm chổi cũng dính đầy bụi?

Không có nhận xét nào: