Thanh Trúc

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền

Tại lễ kỷ niệm năm thứ mười tám Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam ở quốc hội Mỹ hôm thứ Năm, một diễn giả đến từ Anh quốc, ông Rupert Abbott, chuyên gia về Lào, Kampuchia và Việt Nam trong nhóm nghiên cứu Đông Nam Á của Amnesty International
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm năm thứ 18 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam được tổ chức tại tòa nhà Hart của Thượng Viện Hoa Kỳ hôm 11/5/2012
khẳng định rằng thế giới không thể không quan ngại trước tình trạng nhân quyền xuống cấp ở Việt Nam, rằng cải thiện nhân quyền là hành động thức thời mà Việt Nam phải thực hiện:
Tạo áp lực để VN tôn trọng quyền con người
Trả lời cuộc phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, ông Rupert Abbott nhận định:
Ân Xá Quốc Tế mong muốn chính phủ các nước, trong đó có Hoa Kỳ, đừng quên đi vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nơi quyền con người bị chà đạp một cách trầm trọng. Qua phát biểu của nhiều người, kể cả những vị nghị sĩ và dân biểu Mỹ trong Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam lần thứ mười tám này, tên Myanmar hay Miến Điện nhiều lần được nhắc đến và được ca ngợi vì những biến chuyển và thay đổi tích cực trong thời gian qua. Đây chính là cơ hội thuận lợi để lưu ý mọi người rằng Việt Nam, một quốc gia ở Đông Nam Á như Miến Điện, vẫn đang tiếp tục bắt bớ và giam giữ người dân chỉ vì họ dám nói ra những điều họ nghĩ.
Amnesty International cần khẳng định không thể bỏ qua vấn đề nhân quyền ở Việt Nam mà trái lại phải kêu gọi để thế giới chú ý và tạo áp lực cho tới khi nào Việt Nam tôn trọng nhân quyền, phóng thích mọi tù nhân lương tâm, đối xử tử tế với người dân.

ông Rupert Abbott
Biểu tượng Ân Xá Quốc Tế. RFA files

Việt Nam có nhiều, rất nhiều tù nhân chính trị hay còn gọi là tù nhân lương tâm, vì thế Amnesty International cần khẳng định không thể bỏ qua vấn đề nhân quyền ở Việt Nam mà trái lại phải kêu gọi để thế giới chú ý và tạo áp lực cho tới khi nào Việt Nam tôn trọng nhân quyền, phóng thích mọi tù nhân lương tâm, đối xử tử tế với người dân. Cơ bản những điều này phục vụ cho lợi ích của người dân mà chính phủ Việt Nam cần thực hiện.

Thanh Trúc: Thưa như ông đã rõ, chính phủ Việt Nam thường nói Việt Nam không có tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị. Trước giờ, theo quan điểm của chính phủ, những người bị bắt và bị giam giữ đều là phạm luật và bị xét xử theo luật hình sự chứ không phải tù nhân chính trị…

Chuyên gia Rupert Abbott: Theo Ân Xá Quốc Tế, nhiều bộ luật của Việt Nam tự nó đã có tính cách vi phạm quyền cơ bản của con người. Nếu nhiều người dân bị bắt vô tù chỉ giản dị vì muốn chia sẻ tư duy và quan điểm thì đó là quyền tự do phát biểu của họ bị chà đạp. Những tù nhân lương tâm cũng vậy, họ là những người muốn bày tỏ chính kiến, bày tỏ quan điểm hay lập trường của mình đối với cấp lãnh đạo và chính phủ, những người đó không thể bị bắt giữ chỉ vì dám nói ra ý nghĩ của mình.

Thành thử khi nhà nước Việt Nam nói những người đó phạm luật và phải bị tống giam thì chính cái nhà nước đem bỏ tù những người đó mới là kẻ phạm luật vì đã không tôn trọng những quyền lợi căn bản của người dân.

...nhiều bộ luật của Việt Nam tự nó đã có tính cách vi phạm quyền cơ bản của con người. Nếu nhiều người dân bị bắt vô tù chỉ giản dị vì muốn chia sẻ tư duy và quan điểm thì đó là quyền tự do phát biểu của họ bị chà đạp

ông Rupert Abbott
Ông Rupert Abbott, chuyên gia về Lào, Kampuchia và Việt Nam của Amnesty. International. RFA 05/10/2012

Thanh Trúc: Để có được những thông tin chính xác về sự vi phạm nhân quyền trước nay hoặc tình trạng nhân quyền xuống cấp ở Việt Nam thì Amnesty International phối kiểm tin tức từ đâu, có gởi người đi thực tế ở Việt Nam không?
Ruprt Abbott: Không dễ mà thực hiện những chuyến đi thực tế vì những nguy hiểm hay rủi ro có thể gặp phải ở Việt Nam. Tuy nhiên Ân Xá Quốc Tế có nhiều nguồn tiếp cận và những thông tin đáng tin cậy. Một trong những lý do khiến Amnesty International luôn luôn hỗ trợ những phong trào hay những cuộc vận động đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam của người Việt ở Hoa Kỳ nói riêng, như Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam dịp này, vì đây là cơ hội để tiếp xúc, tìm hiểu cũng như trao đổi thông tin giữ những người hằng quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Thanh Trúc: Ông nghĩ thế nào về nỗ lực của người Việt hải ngoại trong việc tranh đấu và cổ vũ cho nhân quyền ở Việt Nam?

...sự kiện không chỉ người Việt ở đây mà cả những vị dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ cũng mạnh mẽ lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam. Lại nữa, những người trẻ Mỹ gốc Việt tôi thấy nơi đây đã cho tôi ý nghĩ các bạn sẵn sàng đi tiên phong trong công cuộc tranh đấu và bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam.

ông Rupert Abbott

Rupert Abbott: Tôi lấy làm vinh dự được mời đến và phát biểu trong Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam ở quốc hội Hoa Kỳ năm nay. Đây là một ngày mà những vấn đề tiêu cực trong nhân quyền ở Việt Nam được phản ảnh qua bài nói chuyện của nhiều người phát biểu.

Chúng tôi cũng có lý do để hy vọng, đó là sự kiện không chỉ người Việt ở đây mà cả những vị dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ cũng mạnh mẽ lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam. Lại nữa, những người trẻ Mỹ gốc Việt tôi thấy nơi đây đã cho tôi ý nghĩ các bạn sẵn sàng đi tiên phong trong công cuộc tranh đấu và bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam.

Cũng không phải chỉ có người trẻ ở hải ngoại mà ngay thế hệ trẻ ở Việt Nam, những người đã biết sử dụng mạng lưới thông tin toàn cầu để chia sẻ và trao đổi ý tưởng, họ là những người đang kêu gọi chính phủ thay đổi và thông thoáng hơn để Việt Nam có một chế độ tốt đẹp hơn và biết tôn trọng nhân quyền hơn. Đó là lý do để hy vọng.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Rupert Abbott và thời giờ của ông.
Thanh Trúc, phóng viên RFA

Không có nhận xét nào: