Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc: Truy cập Internet là quyền căn bản của con người Nathan Olivarez-Giles - LA Times
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc:
Truy cập Internet là một nhân quyền
Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc được phổ biến hôm thứ Sáu vừa qua, truy cập Internet là một nhân quyền.


“Do Internet ngày hôm nay đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc thực hiện một loạt các quyển của con người, tranh đấu chống bất công và thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của con người, việc bảo đảm sự truy cập Internet toàn cầu nên được ưu tiên cho tất cả các quốc gia", báo cáo của ông Frank La Rue cho biết như vậy; ông là một Nhân Viên Điều Tra Đặc Biệt tại Liên Hiệp Quốc và là tác giả tài liệu "về sự cổ xúy và bảo vệ tự quyền do ý kiến và tự do ngôn luận.”



Ông La Rue cho biết trong báo cáo của ông rằng sự truy cập Internet đặc biệt quan trọng trong những trường hợp bất ổn chính trị, như đã được chứng minh qua các cuộc nổi dậy của “Mùa Xuân Ả Rập” tại Tunisia và Ai Cập, trong số các quốc gia khác.


Trích từ bản báo cáo:


Nhân Viên Điều Tra Đặc Biệt cho rằng Internet là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của thế kỷ 21 của việc gia tăng tầm minh bạch trong cách hành xử của giới quyền lực, truy cập thông tin, và tạo điều kiện cho các công dân tham gia hoạt động tích cực vào việc xây dựng xã hội dân chủ.


Quả nhiên, những làn sóng biểu tình gần đây tại các nước trong vùng Trung Đông và Bắc Phi đã cho thấy vai trò then chốt của Internet trong việc huy động số đông người dân đòi công lý, bình đẳng, tinh thần trách nhiệm, và tôn trọng nhân quyền hơn.


Bản báo cáo ghi rằng tuy Internet đã có từ thập niên 1960 nhưng chính cách sử dụng Internet hiện nay của mọi từng lớp khắp nơi trên thế giới và được “đưa vào hầu như mọi khía cạnh của đời sống con người hiện tại”, đã biến Internet trở thành một sức mạnh chưa bao giờ có.


“Theo Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế, tổng số người dùng Internet trên toàn thế giới hiện nay đã hơn 2 tỷ người," bản báo cáo cho biết, đồng thời chỉ ra sự tăng trưởng lớn trong số người sử dụng Facebook, đã tăng từ 150 triệu trong năm 2009 đến năm nay là 600 triệu người. Ông La Rue cũng kêu gọi các chính quyền hãy bãi bỏ luật lệ ngăn cấm người dân truy cập internet.


Trích từ bản báo cáo:


Nhân Viên Báo Cáo Đặc Biệt vẫn lo ngại rằng những trao đổi chính đáng trên mạng vẫn bị hình sự hóa trái với các cam kết của các quốc gia về nhân quyền quốc tế, qua việc áp dụng các luật hình sự hiện hữu đối với việc bày tỏ ý kiến trên mạng, hoặc qua việc đưa ra luật mới áp dụng đặc biệt nhằm hình sự hóa việc bày tỏ ý kiến trên Internet.


Những điều luật được đưa ra thường được biện minh là cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho cá nhân, an ninh quốc gia hoặc chống khủng bố. Tuy nhiên, trong thực tế, những luật này thường được sử dùng để kiểm duyệt các nội dung mà chính quyền và các cơ chế quyền lực không thích hoặc không đồng ý.


Ông La Rue mô tả Internet như một "cách mạng" về thông tin và không như các phương tiện truyền thông khác như radio, TV hay in ấn chỉ là phương tiện chuyển tải thông tin một chiều


Mạng Internet, trên một phương diện khác, là một “môi trường tương tác” cho phép không những chỉ chia sẻ thông tin, mà còn có thể “cùng cộng tác để sản xuất thông tin,” làm cho người dân “không còn là những người nhận thụ động, mà là những người hoạt động phân phát thông tin.”


Như thế, Internet có thể là một công cụ giúp nâng cao và hỗ trợ trong việc bảo vệ cũng như tiến đến đến các quyền con người khác – cũng như góp phần trong việc phát triển kinh tế, xã hội và chính trị - mang lại lợki ích cho nhân loại nói chung.


Trích từ bản báo cáo:


Nền tảng này đặc biệt có giá trị tại các nước không có truyền thông độc lập, vì nó cho phép cá nhân chia sẻ ý kiến phê bình và tìm những thông tin khách quan.


Hơn nữa, những nhà truyền thông cổ điển cũng có thể sử dụng Internet để mở rộng vòng đai độc giả của mình với giá rất thấp. Nói chung, qua việc cho phép cá nhân trao đổi thông tin và ý tưởng ngay lập tức xuyên qua nhiều quốc gia, Internet cho phép truy cập thông tin và kiến thức mà trước đây không thể có được.


Điều này lại góp phần vào việc tìm được sự thật và tiến bộ của xã hội nói chung.


Nhưng trong khi Ông La Rue kết luận rằng sự truy cập Internet là một quyền cơ bản của con người, ông cũng lưu ý rằng việc trao cho người dân quyền cơ bản đó không là điều dễ thực hiện tại tất cả quốc gia. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng các nhà cầm quyền ngừng những nỗ lực tạo cơ hội cho người dân của họ được truy cập mạng một cách dễ dàng.


Trích từ bản báo cáo:


Biết rằng các tiện nghi cơ bản như điện vẫn còn là khó khăn tại nhiều nước đang phát triển, Nhân Viên Điều Tra Đặc Biệt nhận thấy rất rõ rằng sự truy cập Internet toàn cầu cho tất cả mọi người trên toàn thế giới không thể đạt được ngay lập tức.


Tuy nhiên, Nhân Viên Điều Tra Đặc Biệt nhắc nhở tất cả các quốc gia về nghĩa vụ tích cực trong việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho người dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và các phương tiện cần thiết để thực thi quyền này, trong đó bao gồm cả mạng Internet.


Do đó, các quốc gia cần áp dụng chính sách và chiến lược một cách cụ thể và hữu hiệu - được hình thành qua sự tham khảo với các cá nhân từ mọi tầng lớp xã hội, bao gồm cả tư nhân cũng như các Bộ ngành của chính phủ liên hệ - để Internet được phổ biến rộng rãi, có thể truy cập một cách dễ dàng và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người.
CTM phỏng dịch
Nguồn: http://latimesblogs.latimes.com

Không có nhận xét nào: