Dân Chủ Hóa Ở
Miến Điện Thành Công Một Trắc Nghiệm Cho Các Nước Độc Tài
Cuộc bầu cử quốc hội bổ sung của Miếnđiện diễn ra hôm
Chủ Nhật, ngày 01/04/2012, đảng đối lập: Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ - NLD,
do khôi nguyên hòa bình, bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo,
đã giành thắng lợi áp
đảo, với 43 ghế dân biểu trong số 44 ghế bầu bổ khuyết. Tại đơn vị bầu cử
Kahwmu, ngoại ô Rangoon, riêng Bà Suu Kyi đã đắc cử với 99% số phiếu. Điều này
nói lên là tuyệt đại đa số cử tri Miếnđiện đã đặt tin tưởng trọn vẹn vào người
phụ nữ ưu việt này. Bà nói: “Đây là chiến thắng của toàn dân - những người
đã quyết định họ phải tham gia vào tiến trình chính trị của đất nước – hơn là
chiến thắng của chúng tôi”. Trong bài diễn văn chào mừng chiến thắng ngắn
gọn bà Aung San Suu Kyi bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng rằng, đây là sự khởi đầu
của Thời Đại Mới, nhấn mạnh hơn tới vai trò của người dân trong tiến trình
chính trị thường nhật của đất nước. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, chúng tôi có
thể tiến xa hơn trên con đường tiến tới tiến trình hoà giải dân tộc. Chúng tôi
sẽ hoan nghênh tất cả các đảng muốn cùng tham gia với chúng tôi, trong tiến
trình mang lại hoà bình và thịnh vượng cho đất nước”.
Tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Asean, trong phiên khai
mạc ngày 03/04/12, Tổng thống Miến Điện Thein Sein ca ngợi: “Bầu cử đã thành
công một cách tốt đẹp”. Với tư cách chủ tịch luân phiên của Asean nhiệm kỳ
2012, Campuchia đã nhanh chóng nhấn mạnh đến yếu tố “tự do và công bằng”
của cuộc bỏ phiếu tại Miếnđiện. Dự thảo Tuyên Bố Chung Asean đã hoan nghênh
diễn tiến bầu cử tại Miếnđiện, và ngay trong cuộc họp sáng nay, Asean đã kêu
gọi Quốctế bãi bỏ lệnh trừng phạt thành viên Miếnđiện. Hoakỳ và Liên Âu hoan
nghênh chuyển biến tại Miếnđiện. Từ Washington, phát ngôn viên bộ Ngoạigiao Mỹ,
Victoria Nuland nói: “Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng những bước đi cải cách ở
Miếnđiện bằng những bước đi tương hợp”. Phát ngôn viên Liên Âu – EU, Maja
Kocijancic nói: “Các ngoại trưởng sẽ thừa nhận những thay đổi và sẽ có tín
hiệu tích cực từ Hội Đồng Châu Âu”.
Một quan sát viên quốc tế về Miếnđiện, ông Larry Jagan
nói: “Tôi nghĩ rằng, có một điều rất đáng chú ý là các nhà lãnh đạo và các
vị ngoại trưởng cùa Asean đã cảm thấy hả hê trước kết quả cuộc bầu cử Miếnđiện.
Nhiều người trong số này nói rằng: Chúng tôi đã thực sự thúc đẩy Miếnđiện tiến
tới dân chủ. Họ cho rằng, họ là người có công đối với những thay đổi đang diễn
ra và sự thành công của cuộc bầu cử bổ túc. Tôi nghĩ rằng, với mức độ nào đó,
Miếnđiện trước đây là một yếu tố gây xấu hổ cho Asean, nhưng bây giờ Miếnđiện
là một sự thành công sáng chói. Vì tôi nghĩ rằng, đây là một tin rất tốt cho
Asean và cho hầu hết các nước trong khu vực”. Chẳng biết Nguyễn Tấn Dũng
của Việtcộng có trong số này hay không? Nếu nhớ không lầm, thì trong chuyến
công du Miếnđiện gần đây, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việtcộng cũng có khuyên
Miếnđiện “làm dân chủ”. Trong khi đó, những người đòi Dân Chủ ở Việtnam thì vẫn
bị ghép vào cái tội quái gở để bỏ tù là “lợi dụng tự do dân chủ để chống nhà
nước” cộng sản độc tài toàn trị. Thực chất, chế độ Việtcộng chết tiệt này,
làm gì có một chút mảy may tự do dân chủ nào đâu để mà lợi dụng kia chứ!
Xem ra trong 9 nước còn lại trong khối Asean, nhiều
nước về mặt chính trị vẫn còn phải học bài học Dân Chủ Hoá của Miếnđiện.
Miếnđiện đã thực sự tôn trọng đối lập, thả hết tù chính trị, cho báo tuần được
tự do, tin tưởng vào sự phán đoán, lựa chọn của dân chúng qua bầu cử. Tuy nhiên
báo ngày vẫn còn nằm trong tay chính phủ, và 25% số ghế quốc hội trong cuộc bầu
cử năm 2010 đã dành cho quân đội chọn trong số quân nhân hiện dịch, dù đảng
Đoàn Kết Thống Nhất và Phát Triển – USDP, hậu thân của nhóm Quân Phiệt trước
đây chiếm 76% số ghế ở Hạ viện gồm 440 ghế, Thượng viện gồm 224 ghế, và 14 nghị
viên khu vực. Đây là một nhược điểm của nhóm cựu quân nhân còn chưa dám tin vào
nền Dân Chủ Trọng Pháp, mà họ buộc phải tiến tới. Họ run sợ trước sự trả thù của
dân chúng. Nhưng nước Miếnđiện đã may mắn có được nhà lãnh đạo đối lập ưu việt
có tầm vóc quốc tế là bà Aung San Suu Kyi, và một nhà lãnh đạo chính quyền sáng
suốt quyết đoán, tổng thống Thein Sein. Họ đều thể hiện là đã thấm nhuần tinh
thần từ bi, trí tuệ, tự do, tự chủ, hỷ xả, vô chấp, bao dung, trách nhiệm, can
đảm dấn thân vì đời, cứu nước, giúp dân của truyền thống nhà Phật trong người
họ. Nên họ tin ở nhau, để bắt tay dựng lại ngôi nhà Miếnđiện đã bị chế độ Quân
Phiệt đẩy xuống tận cùng khốn khó.
Cả hai đều biết rằng chỉ có dân chú hóa chế độ mới đưa
Miếnđiện thoát khỏi đói nghèo và lún sâu vào tay Trungcộng. Nhưng dù bà Aung
san Suu Kyi đang được toàn dân kính yêu tin tưởng, quốc tế coi đó là một bảo
chứng cho nền dân chủ phôi thai. Ông Thein Sein có nắm vững được thế lực quân
nhân, để không xẩy ra nạn lạm quyền, tham nhũng, tranh chấp, thì 2 cá nhân khả
kính đó cũng chỉ là những con người mong manh, chỉ là những người mở đường một
tiến trình xây dựng lâu dài cho đất nước. Chứ đất nước, và dân chúng chẳng thể
mãi mãi núp bóng ở những cá nhân đó, mà chính quyền và đối lập phải nhịp nhàng
cùng phối họp, tạo điều kiện cho dân chúng tự ý thức được quyền tự do của mình
qua sự tự chủ của mỗi người, để có trách nhiệm chung xây dựng Cuộc Sống Người
toàn diện cả về các mặt Vănhóa, Chínhtrị, Xãhội, Kinhtế, và Luậtpháp… của một
Quốc Gia trong tiến trình Toàn Cầu Hóa và Dân Chủ Hoá Toàn Cầu của thời đại, là
do chính mỗi người chủ động thể hiện ra ngay trong cuộc sống thường ngày của
mình giữa xã hội mình sống.
Đành rằng, nói tới nền Dân Chủ là chế độ phải có Tam
Quyền Phân Lập: Lập Pháp , Hành Pháp, Tư Pháp. Đa Nguyên, Đa Đảng. Xã Hội Dân
Sự Tự Do. Truyền Thông Tư Nhân Tự Do được Hiến Pháp và Luật Pháp bảo vệ mọi
quyền con người, quyền sống, quyền tư hữu tinh thần và vật chất, quyền tự do
tín ngưỡng và quyền phát biểu ý kiến, và các quyền công dân khác như ứng cử và
bầu cử tự do… Nhưng để thực hiện trực tiếp các quyền đó, đối với mỗi người dân
thì môi trường gần cận nhất là ở ngay Làng Xã, hoặc Thị Xã của mình. Nên đơn vị
Hành Chánh gốc của Quốc Gia là Làng Xã ở nông thôn, Thị Xã ở tỉnh thành cần áp
dụng một chế độ Làng Xã Tự Quản, tức là nền Dân Chủ Đáy Tầng, hay gọi là nền
Cộng Hoà Trực Tiếp. Xã Trưởng và Hội Đồng Xã do Công Dân trong làng ứng cứ và
bầu cử ra. Họ hiểu rõ nhau. Để người dân ý thức thực tế và nắm chắc là mình
đang làm chủ vận mệnh của chính mình qua việc lựa chọn trao quyền cho người đại
diện của mình, làm công việc quản trị LàngXã thay cho mình, theo Hiến Pháp,
Luật Pháp, và do chính mỗi người dân phải theo dõi. Làng Xã không còn phải làm
theo chỉ thị chủ quan phi pháp của thượng cấp như từ xưa nay. Mà mỗi cấp đều
phải tuân thủ đúng luật pháp và quyền hạn mà luật pháp cho phép. Chỉ có như
thế, chế độ Dân Chủ mới mau phổ cập và bền vững.
Lý Đại Nguyên
Little
Saigòn ngày 03/04/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét