Tổng Thống Pháp, ông Francois Hollande, một cựu SVQGHC (ENA) Pháp.
Lễ nhậm chức của ông Hollande được tổ chức tại điện Elysee ở thủ đô Paris. |
Thứ Ba, 15/05/2012 - 16:14 Tổng thống đắc
cử Francois Hollande hôm nay đã tuyên thệ nhậm chức nhà lãnh đạo Pháp trong một
buổi lễ được tổ chức đơn giản, phù hợp với biệt danh "Ông Bình dân"
mà ông từng xây dựng trong suốt chiến dịch tranh cử.
Quang cảnh khu vực
bên ngoài dinh tổng thống Pháp trước lễ nhậm chức của ông Hollande.
Rất đông các nhà báo, phóng viên ảnh có mặt để đưa tin về sự kiện này.
Các khách mời và
quan chức tới dự lễ nhậm chức.
Buổi lễ nhậm chức
của ông Hollande hôm nay diễn ra đơn giản. Không nguyên thủ quốc gia nào được
mời tham dự sự kiện này.
Chiếc ô tô chở Tổng
thống đắc cử Hollande được đoàn mô tô hộ tống tới điện Elysee.
Tổng thống đắc cử
Francois Hollande bước trên thảm đỏ tiến về điện Elysee.
Tổng thống mãn
nhiệm Nicolas Sarkozy bước xuống bậc thềm của điện Elysee để đón người kế
nhiệm.
Hai ông bắt tay
nhau trước cuộc chuyển giao quyền lực.
Ông Hollande đã
đánh bại Tổng thống Sarkozy trong cuộc bầu cử vòng 2 hôm 6/5.
Bà Valerie Trierweiler, người bạn đời của ông Hollande, sải bước trên thảm đỏ.
Sau khi ông
Hollande nhậm chức, bà Trierweiler, nữ nhà báo 47 tuổi, trở thành đệ nhất phu
nhân chưa cưới đầu tiên trong lịch sử Pháp.
Đệ nhất phu nhân
Pháp mãn nhiệm Carla Bruni đón bà Trierweiler trước điện Elysee.
Hai người phụ nữ
tươi cười chụp ảnh lưu niệm.
Các chủ nhân mới và
cũ của điện Elysee trong cuộc chuyển giao quyền lực.
Họ nói lời chào và
dành cho nhau những nụ hôn tạm biệt.
Sau đó, vợ chồng
ông Sarkozy rời dinh tổng thống.
Ông Sarkozy và bà vợ Carla Bruni chuẩn bị bước lên xe để rời điện Elysee.
Vào lúc 8h45 giờ
địa phương, ông Hollande đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Pháp.
Ông Hollande được
trao huân chương Bắc đẩu bội tinh, huân chương lâu đời nhất và cao quý nhất của
nhà nước Pháp, trong lễ nhậm chức.
Ông Hollande đã
chính thức trở thành tổng thống Pháp đầu tiên thuộc đảng Xã hội trong 17 năm
qua.
Tân Tổng thống Pháp Francois
Hollande phát biểu sau khi nhậm chức.
Các quan chức và
khách mời lắng nghe bài phát biểu của ông Hollande.
₪₪₪
Hôm nay, “Ông Bình dân” nhậm chức tổng
thống Pháp
Ông Francois Hollande hôm nay sẽ trở thành
tổng thống thuộc đảng Xã hội đầu tiên của Pháp trong 17 năm qua trong một buổi
lễ nhậm chức nhanh gọn trước khi bay tới Berlin để gặp Thủ tướng Đức Angela
Merkel để bàn về các chính sách khắc khổ.
Tổng thống đắc cử
Pháp Francois Hollande và người bạn đời Valerie Trierweiler.
Ông Hollande, người giành chiến thắng
trong cuộc bầu cử vốn diễn ra vào thời điểm khu vực đồng euro đang có nguy cơ
trở lại khủng hoảng với những lo ngại về tương lai của Hy Lạp, sẽ có cuộc họp
báo đầu tiên trên cương vị tổng thống tại Berlin vào tối nay cùng bà Merkel.
Những lời phát biểu đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống sẽ được chú ý và bất kỳ dấu hiệu nào về chính sách kinh tế sẽ bị “săm soi” cả ở bên ngoài và trong nước Pháp, nơi sự giận dữ về tỷ lệ thất nghiệp và nền kinh tế trì trệ là những nhân tố đằng sau thất bại bầu cử của Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Những lời phát biểu đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống sẽ được chú ý và bất kỳ dấu hiệu nào về chính sách kinh tế sẽ bị “săm soi” cả ở bên ngoài và trong nước Pháp, nơi sự giận dữ về tỷ lệ thất nghiệp và nền kinh tế trì trệ là những nhân tố đằng sau thất bại bầu cử của Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Không muốn để mất hình ảnh “Ông Bình dân” mà ông gây dựng trong chiến dịch tranh cử để thu hút các cử tri vốn đã mệt mỏi với người tiền nhiệm “thích thể hiện”, ông Hollande đã đề nghị rằng lễ nhậm chức diễn ra nhanh gọn nhất có thể. Buổi lễ sẽ bắt đầu lúc 10 giờ sáng nay giờ địa phương.
Trong một hành động nhằm phá vỡ truyền thống, ông Hollande chỉ mời hơn 30 vị khách tới tham dự sự kiện cùng 350 quan chức và không ai trong số các con riêng của ông cũng như của người bạn đời Valerie Trierweiler tham dự.
Ông Hollande, người gần đây vẫn đi xe máy để đi làm trong nội đô, sẽ được trao huy hiệu tổng thống - một chiếc vòng cổ bằng vàng nặng gần kg và được khắc tên của tất cả các tổng thống Pháp kể từ năm 1958.
Sau đó, ông Hollande sẽ tham gia một lễ rước chiến thắng truyền thống dọc đại lộ Champs Elysees trên một chiếc xe mui trần. Tổng thống Hollande dự kiến sẽ bổ nhiệm ông Pierre-Rene Lemas làm chánh văn phòng ngay sau lễ nhậm chức. Ông Germanophile Jean-Marc Ayrault, người có các mối quan hệ mạnh mẽ với Berlin, dự kiến sẽ được chỉ định làm thủ tướng cũng trong ngày hôm nay.
Trước đó, ông Sarkozy sẽ tham gia nghi thức giao lại cho người kế nhiệm các mật mã hạt nhân và các tài liệu bí mật khác. Ông Hollande sẽ có bữa trưa đầu tiên trên cương vị tổng thống với các cựu thủ tướng của đảng Xã hội là Pierre Mauroy, Laurent Fabius, Michel Rocard, Edith Cresson và Lionel Jospin.
Ông Hollande đã chọn một chiếc xe Citroen
hạng sang làm chiếc xe chính thức của ông và lắp thêm vào đó một chắn song để
ông có thể bám vào trong khi đứng dậy và vẫy tay chào công chúng.
Vào chiều nay, ông Hollande sẽ bay tới Đức
để ăn tối với bà Merkel.
Sau chuyến công du Đức, tân Tổng thống
Pháp sẽ tổ chức cuộc họp nội các đầu tiên vào thứ Năm, sau đó là chuyến đi
Washington để gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama.
₪₪₪
10 sự thật về đệ nhất phu nhân tương lai
xinh đẹp của nước Pháp
Ngày mai, khi nước Pháp tạm biệt Tổng thống Nicolas Sarkozy và người vợ
siêu mẫu Carla Bruni, một gương mặt nữ cuốn hút mới, nữ nhà báo Valerie
Trierweiler, sẽ tiếp bước vào vị trí bà chủ điện Elysee. Vậy bà ấy là ai?
Nữ nhà báo Valerie
Trierweiler - một phụ nữ xinh đẹp, sắc sảo và thông minh.
1. Bà mẹ của 3 đứa con tuổi
"teen" là bạn đời của Tổng thống đắc cử Pháp Francois Hollande. Khi
ông Hollande nhậm chức vào ngày mai, bà Trierweiler sẽ trở thành “đệ nhất phu
nhân” chưa cưới đầu tiên trong lịch sử Pháp.
2. Trierweiler là con thứ 5 trong một gia
đình có 6 người con. Cha bà, ông Jean-Noël Massonneau, từng mất một chân vì mìn
trong thế chiến II năm 13 tuổi và qua đời năm 53 tuổi khi con gái 21 tuổi. Ông
và cụ nội của Trierweiler từng sở hữu ngân Massonneau Angevine & Co., vốn
được bán cho công ty Credit de l'Ouest năm 1950.
3. Trierweiler từng học ngành lịch sử và
khoa học chính trị. Bà đã lấy bằng thạc sĩ nâng cao trong lĩnh vực khoa học
chính trị tại Đại học Sorbonne.
4. Người phụ nữ 47 tuổi từng là nhà báo
chính trị của tạp chí Paris Match kể từ năm 1989 và đã đưa tin về nhiều
chiến dịch tranh cử tổng thống. Bà cũng làm người dẫn chương trình cho vài
talkshow trên truyền hình.
5. Bà Trierweiler đã 2 lần ly hôn. Cuộc hôn
nhân đầu với một người bạn thời trung học, Franck, kết thúc mà không có con. Bà
kết hôn lần 2 với Denis Trierweiler, đồng nghiệp tại Paris Match, nhưng
chia tay sau khi có 3 người con chung.
6. Tierweiler lần đầu tiên gặp ông Hollande
vào năm 1988. Khi đó, bà là một nhà báo trẻ, xinh đẹp và thông minh, trong khi
ông Hollande là một nghị sĩ 34 tuổi, cựu cố vấn của Tổng thống Mitterrand.
Bà Trierweiler và
ông Hollande đã chứng tỏ sự gắn bó giữa họ trong chiến dịch tranh cử.
7. Mối quan hệ giữa họ bắt đầu nảy nở năm
2006, khi người bạn đời của ông Hollande lúc đó là bà Segolene Royal tranh cử
tổng thống Pháp. Nhưng ông Hollande và bà Royal đã giữ bí mật về mối quan hệ
tan vỡ của họ và chỉ công khai chuyện này sau khi bà thua cuộc trước Sarkozy
năm 2007.
8. Kể từ khi trở thành bạn gái của ông Hollande, bà Trierweiler đã ngừng viết về chính trị để tránh xung đột quyền lợi và chuyển sang viết về nghệ thuật. Trong các cuộc phỏng vấn gần đây, Trierweiler đã nhấn mạnh rằng bà sẽ tiếp tục làm việc với tư cách là một nhà báo và không có ý định giới hạn mình trong vai trò một đệ nhất phu nhân.
9. Đừng hi vọng một phụ nữ nhút nhát: Bà Trierweiler từng có biệt danh là "Rottweiler" sau khi được cho là vung tay tát một đồng nghiệp vì nói điều gì đó mà bà cho là phân biệt giới tính.
10. Bà Trierweiler được khen ngợi vì đã giúp ông Hollande giảm 10kg và thuyết phục ông từ bỏ hình ảnh một người đàn ông tròn trịa để trở thành một nhân vật gọn gàng giống chính khách hơn.
₪₪₪
“Thế khó” với đệ nhất phu nhân chưa cưới
của nước Pháp
Với việc ông Francois Hollande đắc cử tổng thống Pháp, điện Elysee sẽ chào
đón một bà chủ mới, nhà báo Valerie Trierweiler, người có thể trở thành đệ nhất
phu nhân chưa cưới đầu tiên của nước Pháp.
Bà Valerie
Trierweiler xinh đẹp chẳng kém gì cựu siêu mẫu Carla Bruni.
Nếu báo chí Pháp và thế giới đặc biệt quan
tâm tới Carla Bruni, cựu siêu mẫu và là người mà Tổng thống sắp mãn nhiệm
Nicolas Sarkozy đã kết hôn trong khi tại nhiệm, thì bà Trierweiler cũng sẽ bị
“săm soi” không kém.
Người bạn đời của ông Hollande không phải
là Carla Bruni nhưng bà Trierweiler có khả năng cũng làm nóng các mặt báo như
người tiền nhiệm - vì những lý do khác.
Bà Trierweiler không xa lạ gì với thế giới
chính trị vì từng là nhà báo chính trị của tạp chí Paris Match (Pháp)
trong hơn 2 thập niên. Kể từ khi công khai quan hệ với ông Hollande, bà đã
chuyến sang viết về nghệ thuật để tránh xung đột lợi ích.
Tiếp quản vị trí từ một cựu siêu mẫu không
phải là một vấn đề với bà Trierweiler, người cũng rất xinh đẹp, nhưng sẽ khiến
các chuyến thăm chính thức nước ngoài của bà trên cương vị đệ nhất phu nhân
chưa cưới đầu tiên của nước Pháp rơi vào thế khó.
Đã xuất hiện những đồn đoán về việc liệu
bà Trierweiler có kết hôn với ông Hollande hay không trước khi vào điện Elysee
ngày 15/5 tới.
Nếu không cưới, một số quốc gia chủ nhà có
thể đối mặt với sự lúng túng về nghi thức ngoại giao khi đón một nguyên thủ
quốc gia chưa kết hôn tới thăm cùng một phụ nữ không phải là vợ chính thức.
Ông Hollande và bà
Trierweiler có quan hệ tình cảm từ năm 2006 tới nay.
Bà Trierweiler, 47 tuổi, mẹ của ba đứa con
tuổi “teen”, gần đây đã bác bỏ những lo ngại trên. “Thẳng thắn mà nói đó thực
sự không phải là vấn đề khiến tôi lo lắng”, bà nói.
“Chúng không muốn có cảm giác bắt buộc phải kết hôn. Nếu chúng tôi quyết định làm vậy, các bạn sẽ biết sau đó”, bà Trierweiler cho biết thêm.
“Chúng không muốn có cảm giác bắt buộc phải kết hôn. Nếu chúng tôi quyết định làm vậy, các bạn sẽ biết sau đó”, bà Trierweiler cho biết thêm.
Ngoài Vatican, các quốc gia bảo thủ có thể
xem tình trạng chưa kết hôn của ông Hollande là một thế khó ngoại giao bao gồm
các cuốc gia Ả-rập, nơi các truyền thống Hồi giáo được áp dụng, và trong các xã
hội bảo thủ như Ấn Độ.
Khi Tổng thống Nicolas Sarkozy lần đầu
tiên tới thăm vùng Vịnh tháng 1/2008, ông đã đến mà không có cựu siêu mẫu Carla
Bruni, người mà ông hẹn hò khi đó nhưng chưa kết hôn.
Đạo Hồi cấm sự chung sống như vợ chồng ngoài hôn nhân và các vương quốc Hồi giáo bảo thủ như Ả-rập Xê-út có thể không ủng hộ việc một lãnh đạo nước ngoài tới thăm cùng người bạn đời chưa kết hôn.
Đạo Hồi cấm sự chung sống như vợ chồng ngoài hôn nhân và các vương quốc Hồi giáo bảo thủ như Ả-rập Xê-út có thể không ủng hộ việc một lãnh đạo nước ngoài tới thăm cùng người bạn đời chưa kết hôn.
Ấn Độ cũng là một quốc gia nơi ông Sarkozy
từng gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao hồi năm 2008.
Các quan chức Ấn Độ đã tranh luận về việc
Carla sẽ được tiếp đón như thế nào trong chuyến thăm cấp nhà nước của chồng,
diễn ra trước đám cưới của họ và vốn bao gồm một chuyến viếng thăm tới đền Taj
Mahal, được mệnh danh là “cung điện của tình yêu”.
Báo chí tại Ấn Độ - nơi hôn nhân và gia
đình được xem là những mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời một con người -
khi đó đã bàn tán sôi nổi về việc liệu cặp đôi có ở chung phòng khách sạn và
liệu Carla có xuất hiện trong tiệc chiêu đãi chính thức hay không.
Do những tranh cãi, cuối cùng, Carla quyết định không tháp tùng ông Sarkozy tới Ấn Độ khi đó, nhưng cặp đôi đã trở lại sau đám cưới để thăm Taj Mahal.
Do những tranh cãi, cuối cùng, Carla quyết định không tháp tùng ông Sarkozy tới Ấn Độ khi đó, nhưng cặp đôi đã trở lại sau đám cưới để thăm Taj Mahal.
Địa vị của bà Trierweiler cũng có thể gây
ra những vấn đề tương tự.
“Về mặt chính thức, chúng tôi chỉ đáp ứng
các nghi thức ngoại giao đối với vợ hoặc chồng của một nguyên thủ”, phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin nói. “Nhưng chúng tôi không biết cụ
thể tình huống này và chúng tôi thực sự không thể trả lời được”.
Tư tưởng đổi mới
Tuy nhiên, một quan chức Bộ Ngoại giao
Pháp cho rằng hầu hết các quốc gia mà một tổng thống Pháp tới thăm đều sẵn sàng
đáp ứng các yêu cầu của ông và rằng trong thế kỷ 21, việc chưa kết hôn không
phải là một vấn đề lớn.
“Nếu chúng tôi nói với họ rằng hãy đối xử
với người này như vợ tổng thống, họ sẽ làm vậy”, quan chức Pháp dự đoán.
Ông Hollande và
người bạn đời trước, bà Segolene Royal, từng có 4 mặt con và chung sống suốt 30
năm nhưng chưa từng kết hôn.
Tại Đức, người láng giềng của Pháp, Tổng
thống Joachim Gauck đã kết hôn nhưng ly thân đã gây tranh cãi gần đây khi quyết
định chuyển tới dinh thự chính thức tại Berlin cùng người bạn gái.
Tại Pháp, các mối quan hệ cá nhân của ông Hollande được đề cập thoáng qua trên báo chí hoặc trong các cuộc thảo luận riêng tư, nhưng không gây ra tranh luận công khai.
Pháp cũng không có vai trò chính thức cho phu nhân tổng thống. Nước này có truyền thống tách bạch việc công của các chính trị gia với đời tư, vì thế đệ nhất phu nhân ít bị chú ý hơn các quốc gia như Mỹ và Anh.
Tại Pháp, các mối quan hệ cá nhân của ông Hollande được đề cập thoáng qua trên báo chí hoặc trong các cuộc thảo luận riêng tư, nhưng không gây ra tranh luận công khai.
Pháp cũng không có vai trò chính thức cho phu nhân tổng thống. Nước này có truyền thống tách bạch việc công của các chính trị gia với đời tư, vì thế đệ nhất phu nhân ít bị chú ý hơn các quốc gia như Mỹ và Anh.
Người bạn đời cũ của ông Hollande là bà
Segolene Royal, mẹ của 4 đứa con ông và là ứng viên tổng thống đảng Xã hội bị
ông Sarkozy đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2007.
Các nguồn tin cho biết ông Hollande và bà Royal trên thực tế đã chia tay trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2007. Bà Trierweiler đã trở thành bạn gái của ông Hollande khi đó, nhưng ông và bà Royal giấu kín chuyện này.
Các nguồn tin cho biết ông Hollande và bà Royal trên thực tế đã chia tay trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2007. Bà Trierweiler đã trở thành bạn gái của ông Hollande khi đó, nhưng ông và bà Royal giấu kín chuyện này.
Ông Hollande và bà Royal chưa từng kết hôn
trong 30 năm sống bên nhau, được cho là vì họ xem chuyện kết hôn là quá nghi
thức.
Khi được hỏi gần đây rằng liệu ông có phải
đối kết hôn, Hollande đáp: “Không. Tôi không loại trừ điều gì. Nhưng đó là một
vấn đề chỉ liên quan tới tôi và Trierweiler”.
₪₪₪
Chân dung giản dị, quyết đoán của tân Tổng
thống Pháp
Dù là một chính trị gia kỳ cựu, nhưng Tổng thống mới đắc cử Pháp Francois
Hollande, người vừa đánh bại Tổng thống sắp mãn nhiệm Sarkozy, lại chưa từng
nắm giữ vị trí nào trong chính phủ.
Francois Hollande được đánh giá là người ôn hòa và nhã nhặn.
Francois Hollande, 57 tuổi, được người xem
là người ôn hòa, nhã nhặn, đối lập hoàn toàn với phong cách mạnh mẽ và hào hòa
của Tổng thống bảo thủ Nicolas Sarkozy. Thế nhưng Tổng thống hào hòa lại bị
thua trong cuộc bầu cử nước rút vào ngày hôm qua 5/6, trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế tại khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn chưa tìm được lối thoát
và cử tri Pháp muốn tìm kiếm sự thay đổi.
Hình ảnh giản dị của người đàn ông mà mãi
cho tới tận gần đây vẫn thích đi làm trên chiếc xe hai bánh scooter đã giành
được sự ủng hộ của hơn nửa người dân Pháp, bởi đằng sau sự giản dị đó là một
tính cách quyết đoán, mà cử tri Pháp tin tưởng ông sẽ dẫn dắt được đất nước.
Để giành được lá phiếu của đảng Xã hội vào
năm 2012, ông đã phải vượt qua cuộc bầu cử sơ bộ đầy cam go, mà ở đó cả đời
sống cá nhân và chính trị của ông được thử lửa.
Một trong những khoảnh khắc đầy kịch tính
của cuộc thử lửa đó là khi đối thủ trong đảng bà Segolene Royal công khai ủng
hộ nỗ lực tranh cử của ông. Bà Segolene Royal là người bạn đời của ông trong
suốt gần ba thập kỷ và là mẹ của 4 người con của ông. Tuy nhiên hiện họ đã ly
thân.
Sự nghiệp trong đảng Xã hội
Ông Hollande đã nhận được sự ủng hộ của bà
Royal, người đã bị thua trước ông Sarkozy trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp kỳ
trước, người từng là bạn đời và là mẹ của bốn người con của ông.
Ông Dominique Moisi, cố vấn cao cấp tại
Viện Nghiên cứu nước Pháp về các vấn đề Quốc tế ở Paris, ghi nhận rằng ông
Hollande đã hiện diện trên chính trường nước Pháp từ hơn 30 năm nay, lên dần
nấc thang dưới thời Tổng thống Mitterand của đảng Xã hội trước đây.
Ông Moisi chỉ ra rằng “ông (Hollande) đã
theo học tại trường Quốc gia hành chính ưu tú, sau đó làm việc trong điện
Élysée dưới thời tổng thống Mitterand trong tư cách là một thành viên cấp phó
trong nội các. Sau đó ông là tổng thư ký đảng Xã hội trong 11 năm và rồi tuyên
bố ra ứng cử tổng thống.”
Ông Hollande là con trai của một bác sỹ.
Ông sinh ngày 12/8/1954 ở thành phố Rouen, tây bắc nước Pháp. Ông đã theo học
trường hành chính ENA và chính tại đây ông đã gặp bà Royal.
Từ thời sinh viên, ông đã tham gia tích
cực vào chính trị và gia nhập đảng Xã hội vào năm 1979, làm cố vấn kinh tế dưới
thời ông Mitterrand làm Tổng thống.
Kể từ năm 1988 khi là nghị sỹ quốc hội,
ông đại diện cho một khu vực ở vùng Correze, miền nam nước Pháp.
Năm 1997, ông kế nhiệm Lionel Jospin làm
tổng thư ký đảng Xã hội, vị trí ông giữ trong suốt hơn một thập niên.
Năm 2008, trong thất bại cay đắng của bà
Royal trước ông Sarkozy tại cuộc bầu cử tổng thống khi đó, ông đã từ chức tổng
thư ký đảng.
Ông Hollande hiện
đồng hành cùng bà Trierweiler
Sau đó, xuất hiện thông tin ông có quan hệ
tình cảm với nhà báo Valerie Trierweiler. Và kể từ đó, ông đã đồng hành cùng bà
Trierweiler, phóng viên chính trị của tạp chí Paris Match.
Rạn nứt giữa ông Hollande và bà Royal từ
lâu đã khiến đảng Xã hội bị mất mặt nhưng vào tháng 5/2011, một vụ bê bối khác
đã làm lu mờ nó, khi người từng là ứng viên sáng giá cho vị trí tổng thống
Dominique Strauss-Kahn bị bắt tại New York vì bị cáo buộc hãm hiếp – cáo buộc
sau đó đã được dỡ bỏ.
Và trong những tháng kế tiếp, nhiều người
bắt đầu nhận thấy ông Hollande là ứng viên sáng giá nhất mà đảng Xã hội có cho
cuộc chạy đua tổng thống 2012.
“Nhà lãnh đạo thực sự”
Ông Hollande vẫn
thường sử dụng xe máy đi làm, trong hình ảnh một chính trị gia giản dị.
Một bằng chứng cho thấy ông là ứng cử viên
thích hợp cho vị trí tổng thống là cựu Tổng thống bảo thủ Pháp Jacques Chirac
đã ca ngợi ông hết lời. Trong cuốn hồi ký của mình ông Chirac đã gọi ông là
“nhà lãnh đạo thực sự”, có khả năng vượt qua các ranh giới của đảng.
Nhìn chung, ông Hollande được xem là người
ôn hòa. “Tôi không muốn một tay cánh tả cứng rắn”, ông cho biết trong cuộc
tranh luận với Martine Aubry, đối thủ của tranh tấm vé ứng cử tổng thống của
đảng Xã hội. Bà Aubry đang được xem là sẽ giữ chức thủ tướng khi ông Hollande
thắng cử.
Có thể được xem là người ôn hòa, nhưng
trong thời gian tranh cử ông Hollande đã chọn đương đầu với những chính sách
kinh tế hóc búa, với đề xuất đánh thuế 75% đối với giới giàu có nhất và tuyển
thêm 60.000 giáo viên, ngưng tăng giá xăng dầu, tăng trợ cấp xã hội. Ông cũng
cam kết xem xét lại gói thắt lưng buộc bụng của EU mà Tổng thống Sarkozy đã ký.
Ý tưởng đánh thuế 75% thu nhập của những
người kiếm trên 1 triệu euro có vẻ như đã khiến cả đồng nghiệp của ông kinh
ngạc và bị các đối thủ kịch liệt lên án. Còn người đứng đẩu đảng UMP của ông
Sarkozy, Jean-Francois Cope, đã gọi đề xuất thêm hàng ngàn giáo viên mới là
“điên rồ”.
Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống,
khẩu hiệu của ông Hollande “kẻ thù của tôi chính là thế giới tài chính” làm cho
nhiều người cau mày, nhất là ở một số các thủ đô châu Âu, trong số này có
London.
Ông Bruno Cautres, một chuyên gia về tiến
trình bầu cử Pháp tại Trung tâm Nghiên cứu Chính trị ở Paris, nói rằng ông
Hollande đã đưa ra một hành động thức thời khi ông đến London để làm dịu bớt
những lo ngại cho rằng ông là một nhân vật cực đoan.
Ông Cautres nói: "Ông muốn nói tôi
không phải là người sẽ cho quốc hữu hóa và những chuyện đại loại như vậy. Vì
thế rõ ràng khi nói như vậy, ông chỉ muốn bảo đảm với giới tài chính và thị
trường quốc tế rằng người ta vừa có thể là một người vừa theo chủ nghĩa xã hội
vừa là người thực dụng và rằng nuớc Pháp sẽ không thay đổi.”
Ông Charles Kupchan, một chuyên gia về
châu Âu làm việc tại Hội Đồng về Quan hệ Nước ngoài tại thủ đô Washington, cho
biết ông Hollande còn có một chính sách nữa gây tranh cãi. "Ông (Hollande)
đã kêu gọi thương thuyết lại thỏa hiệp kinh tế do Liên Hiệp châu Âu hình thành
để ổn định đồng euro. Ông Hollande kêu gọi mở lại hiệp định này và chú trọng nhiều
hơn vào kích thích kinh tế thay vì các biện pháp khắc khổ. Điều này chắc chắn
giúp ông được một số ủng hộ tại Pháp và các quốc gia châu Âu khác, đáng kể là
Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha, nhưng nó có thể gặp rắc rối với nước
Đức”, chuyên gia Kupchan cho hay.
Sẽ ít thiên Mỹ?
Cũng theo chuyên gia này, có những dị biệt
khác về chính sách đối ngoại giữa ông Hollande và ông Sarkozy, đó là ấn định
thời biểu rút quân Pháp ra khỏi Afghanistan, và quyết định của ông Sarkozy đưa
nước Pháp trở lại cơ cấu quân đội hợp nhất của NATO.
Ông Kupchan ghi nhận ông Hollande từng nói
ông muốn rút quân Pháp ra khỏi Afghanistan vào năm 2012. Ông Sarkozy nói là để
đến năm 2013. Giờ đây thì cả NATO lẫn Washington đều nói là năm 2014.
Phân tích gia này tiên liệu ông Hollande
sẽ không tìm cách lật ngược lại chính sách của ông Sarkozy đối với NATO nhưng
đoán ông sẽ làm mới lại chính sách này. “Và điều này sẽ gợi ý rằng có thể trở
lại với một chính sách đối ngoại của Pháp ít thiên Mỹ hơn, không như dưới thời
ông Sarkozy. Và theo tôi, ông Sarkozy là người hướng về Mỹ nhiều nhất, ủng hộ
tổng thống Mỹ nhiều nhất kể từ Thế chiến thứ Hai đến nay tại Pháp.”
Ông Dominique Moisi cũng nhất trí rằng
Tổng thống Hollande “sẽ có lời ăn tiếng nói và cử chỉ ít ủng hộ Mỹ hơn là ông
Nicolas Sarkozy. Ông cũng sẽ ít ủng hộ Israel hơn là ông Sarkozy.”
Nhưng cái biên giới giữa hai ông trong vấn đề này rất mỏng manh. “Tôi không
cho là sẽ có dị biệt lớn giữa chính sách đối ngoại của ông Hollande với chính
sách của ông Nicolas Sarkozy”, ông Moisi cho biết thêm. Điều này cũng có nghĩa
là có thể sẽ không có thay đổi lớn lao nào trong quan hệ giữa Washington và
Paris.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét