Bác sĩ giúp tìm Bin Laden bị xử tù
Mỹcho rằng Shakil Afridi có công truy tìm khủng bố |
Một bác sĩ Pakistan đã giúp đỡ
CIA tìm ra Bin Laden đã bị xử tù ít nhất 30 năm, các quan sát chức cho
biết.
Ông này bị buộc tội phản
quốc và được xét xử theo hệ thống pháp lý bộ tộc về tội tiến
hành một chương trình tiêm chủng trá hình để thu thập thông tin.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho lời buộc tội là “không có
cơ sở” nhưng từ chối bình luận cụ thể về bản án.
Lực lượng biệt kích Hoa K ỳ đã hạ sát bin Laden trong một cuộc
đột kích bí mật tại thị trấn Abbottabad hồi tháng 5/2011.
Hành động này đã làm rạn
nứt mối quan hệ giữa Mỹ và Pakistan. Chính phủ Pakistan đã bối rối
nghiêm trọng khi biết Bin Laden ẩn náu tại đất nước này.
Islamabad cũng cho rằng cuộc
đột kích của Mỹ đã xâm phạm chủ quyền của họ.
Xử vắng mặt
Pakistan một mực cho rằng bất
cứ quốc gia nào cũng sẽ hành động như họ nếu phát hiện công dân của
mình làm việc cho tình báo nước ngoài.
Tòa án ở Khyber đã phán quyết
ông Afridi có tội và phạt ông 3.500 đôla. Nếu không nộp phạt thì ông
phải chịu thêm ba năm tù.
"Không có cách nào Afridi lại
phản bội Pakistan. Đối với họ thì việc hành động đối với những người đã
giúp truy tìm khủng bố thì tôi nghĩ đó là một sai lầm thực sự."
Leon Panetta, Bộ trưởng quốc
phòng Mỹ
Trong hệ thống tư pháp bộ tộc,
người đứng đầu của bộ tộc thực hiện chức năng của một thẩm phán.
Điều này có nghĩa là phiên tòa án
sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết và không nhất thiết tuân theo các trình tự
pháp lý thông thường.
Hiện bác sĩ Afridi đang ở trong nhà
lao ở Peshawa. Ông không có mặt tại toà nên không thể biện hộ cho
mình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland nói báo
giới hôm thứ Tư 23/5 rằng: “Chúng tôi tiếp tục nhận thấy không có cơ
sở gì cho các cáo buộc này.”
Ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton kêu gọi trả tự do cho ông với lý do việc làm của ông là phục
vục lợi ích của Pakistan và của Mỹ.
Phóng viên BBC Aleem Maqbool
tại Islamabad cho biết nhiều nhà quan sát quốc tế đang quan ngại rằng
kể từ sau vụ hạ sát Bin Laden thì hầu hết những người bị bắt giữ
là những người đã có công dẫn đến vụ đột kích chứ không phải những
người đã bao che ông ta.
Hồi tháng 6/ 2011, các quan
chức quân sự Pakistan nói với BBC rằng một số người đã bị bắt giữ
chỉ vì đổ xăng cho các trực thăng của quân Mỹ trong cuộc đột kích.
Hiện vẫn chưa rõ liệu bác sĩ Afridi có biết ai là
mục tiêu của CIA khi họ tuyển dụng ông hay không.
Việc
hạ sát Bin Laden làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan
Mục đích chương trình tiêm
chủng trá hình là để lấy được mẫu máu của một trong số các đứa
trẻ đang sinh sống tại ngôi nhà mà CIA nghi ngờ ở Abbottabad, phóng
viên của chúng tôi cho biết, và các xét nghiệm ADN sẽ giúp xác định
chúng có phải là người thân của Bin Laden hay không.
Cả Bộ trưởng quốc phòng Mỹ
Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton đều nói rằng việc bắt giữ
Afridi là sai lầm và yêu cầu trả tự do cho ông.
Phát biểu hồi tháng Giêng,
ông Panetta nói: “Không có cách nào Afridi lại phản bội Pakistan. Đối
với họ thì việc hành động đối với những người đã giúp truy tìm khủng bố
thì tôi nghĩ đó là một sai lầm thực sự."
Việc kết án Shakil Afridi có
thể làm cho quan hệ Mỹ - Pakistan vốn đã không êm ả kể từ sau vụ hạ
sát Bin Laden thêm căng thẳng, theo phóng viên BBC.
Hơn nữa, gần đây các cuộc
không kích của máy bay không người lái của Mỹ và quyết định của
Pakistan từ chối mở lại tuyến đường tiếp tế đến Afghanistan cho Nato của
đã khiến mối quan hệ giữa hai đồng minh này hết sức khó chịu.
Quốc hội Pakistan đã yêu cầu
chấm dứt sử dụng máy bay không người lái trên lãnh thổ Pakistan.
Hôm thứ Tư 23/5 một cuộc tấn
công của máy bay không người lái đã giết chết bốn người ở khu vực bộ tộc
Waziristan ở phía bắc, các quan chức an ninh cho hay.
Hai nước cũng không đạt được
thoả thuận tại hội nghị thượng đỉnh Nato ở Chicago về việc mở lại
tuyến đường tiếp tế vốn bị đóng lại sau một cuộc không kích của Hoa K ỳ giết chết 24 binh sĩ Pakistan vào
năm ngoái.
Islamabad ra điều kiện Mỹ
phải trả 5.000 đôla cho một xe tải, tăng 250 đôla so với mức giá trước
đây để mở lại tuyến đường này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét