BBC

Chạy đua vũ trang ở châu Á
Hoàn cầu Thời báo, tờ báo mang khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, hôm thứ Tư 4/4, có bài phân tích về quá trình này.
"Tăng trưởng kinh tế ở châu Á đã thúc đẩy việc ‘hiện đại hóa’ quân sự trong khu vực. Các nhà phân tích coi đây là một cuộc đua vũ trang có chừng mực.
Giới bình luận lâu nay đã bắt đầu nói đến một cuộc "chạy đua quân sự" trong khu vực, đặc biệt là sau việc Việt Nam mua sáu tàu ngầm hạng kilo của Nga.
Cuộc đua này tất nhiên làm dấy lên những bàn tán và nghi ngại. Lầu Năm góc tuyên bố hôm thứ Hai rằng họ đang tìm cách gây dựng một rào chắn trong khu vực nhằm chống lại loại tên lửa đạn đạo của châu Á gần giống với một hệ thống phòng thủ của châu Âu.

Khi các quốc gia đang ganh đua cho phạm vi ảnh hưởng và vị trí tối thượng trên biển, các hàng không mẫu hạm là một trong những quân bài chủ để chiến thắng.

Phòng thủ hay tấn công?

Trung Quốc đã đầu tư vào các loại vũ khí tối tân, trong đó có tàu sân bay dài 300 mét đã có lượt thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8.

Hàng không mẫu hạm Varyag của Liên Xô cũ đã được đổi mới hoàn toàn để thực hiện nhiệm vụ mới của mình phục vụ việc huấn luyện và nghiên cứu của hải quân Trung Quốc.

Hàng không mẫu hạm đầu tiên do Ấn Độ thực hiện, INS Vikrant, cũng đã được hạ thủy hồi tháng 12. Theo báo Hindu, con tàu này sẽ đi vào hoạt động trong năm 2015.

Với INS Vilramaditya, cũng của Liên Xô cũ được Ấn Độ mua và làm mới, dự tính sẽ đi vào hoạt động trong năm 2012, Ấn Độ đang bắt kịp với các nước phát triển bằng một tốc độ ấn tượng.

‘Các hàng không mẫu hạm châu Á còn tụt lại sau tàu của Hoa Kỳ rất xa cả về kích thước và khả năng hoạt động,’ Bành Quang Khiêm, một chuyên gia của Học viện Khoa học Quân đội, nói về những mối lo của thế giới về khả năng xảy ra một cuộc đua vũ trang trong khu vực châu Á – Thái bình Dương.

"Trung Quốc và Ấn Độ là hai tay chơi chính. Nhưng cả hai đều đang tình trạng đang phải hoàn thiện, và có lẽ mức này sẽ còn được giữ trong rất nhiều năm nữa,’ Holmes nói. ‘Nếu có một cuộc đua vũ trang ở châu Á, nó sẽ là một cuộc đua dè chừng và chậm rãi do những tiêu chuẩn đã cũ."

James Holmes, Học viện Hải quân Hoa Kỳ

James Holmes, phó giáo sư về Chiến lược và Chính sách của Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nói với tờ Hoàn cầu Thời báo rằng hiện nay các hàng không mẫu hạm Á châu vẫn còn rất khiêm tốn.

‘Trung Quốc và Ấn Độ là hai tay chơi chính. Nhưng cả hai đều đang tình trạng đang phải hoàn thiện, và có lẽ mức này sẽ còn được giữ trong rất nhiều năm nữa,’ Holmes nói. ‘Nếu có một cuộc đua vũ trang ở châu Á, nó sẽ là một cuộc đua dè chừng và chậm rãi do những tiêu chuẩn đã cũ.’

Tuy nhiên, phương Tây vẫn luôn vấn hỏi về sự bùng phát quân sự trong khu vực. Nhà Trắng đã hơn một lần yêu cầu Trung Quốc giải trình mục đích của mình trước thế giới.

‘Sức mạnh quân đội còn hạn chế của Trung Quốc là để bảo vệ chế độ, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc,’ cựu bộ trưởng ngoại giao Lý Triệu Tinh nói vào đầu tháng này.

Ian Storey, một học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu Singapore về Đông Nam Á, nói rằng động lực chính trong việc hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc là để chuẩn bị cho Giải phóng Quân Trung Quốc đối phó với những mâu thuẫn ở eo biển Đài Loan.

‘Bắc Kinh đã đưa chiến thuật chống tiếp cậ́n vào để cản trở quân đội Mỹ tới hỗ trợ Đài Loan – thông qua việc trang bị tàu ngầm và phát triển vũ khí, chẳng hạn như hỏa tiễn đạn đạo, với chủ ý nhắm tới hàng không mẫu hạm Mỹ,’ ông Storey nói.

Tuy nhiên ông cũng nói rằng từ năm 2002, quân đội Trung Quốc còn được giao những nhiệm vụ mới trong đó có cả bảo vệ quyền lợi kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài, duy trì hoà bình, viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã đặt nghi vấn về một bài viết trên tờ Wall Street rằng Bắc Kinh lên kế hoạch sử dụng tàu sân bay mới của mình chỉ nhằm mục đích tự vệ.
Trung Quốc tuyên bố chỉ tăng cường quân đội để tự vệ

‘Chính Hoa Kỳ cũng không thể biện hộ cho mình khi gọi tàu sân bay là ‘phòng thủ.’ Họ có 11 tàu sân bay đang hoạt động, ba đang trong quá trình xây dựng và một đang trong chế độ bảo quản. Vậy điều này có ảnh hưởng và nguy hiểm như thế nào tới phần còn lại của thế giới nếu họ có trong tay tất cả là 15 hàng không mẫu hạm?’ Tống Hiểu Quân, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh cho biết.

Hoa Kỳ đã 'thống trị cả thế giới' từ khi Liên Xô sụp đổ và họ coi bất kỳ lực lượng nào trỗi dậy mà không chơi theo luật của họ như một mối đe dọạ, ông Tống nói thêm.

Tương lai ra sao?

Châu Á là khu vực nhập khẩu vũ trang lớn nhất từ năm 2007 – 2011, theo một báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm (SIPRI) công bố hôm 19/3.

Ấn Độ (chiếm 10%) là một trong những nước nhập khẩu vũ trang quốc tế lớn nhất, tiếp theo đó là Nam Hàn (6%), Trung Quốc và Pakistan (5%), và Singapore (4%).

Trong khi đó, tổng thống Mỹ Barack Obama đã cố gắng trấn an các đồng minh châu Á là các nước này sẽ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong khu vực.

Michael Beckley, một học giả nghiên cứu của chương trình an ninh quốc tế tại Trung tâm Belfer đại học Havard, trả lời tờ Hoàn cầu Thời báo rằng chính sách ‘trụ cột’ của Mỹ thực chất là sự tiếp nối của một chính sách đã tồn tại lâu dài để duy trì các giao ước kiên định.

Beckley nói việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc khiến các quốc gia khác tiếp tục tăng cường năng lực hải quân và làm mạnh thêm những mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ.

Mỹ lên kế hoạch thực hiện những cuộc tập trận trên diện rộng với Philippines từ ngày 16/4 đến ngày 27/4 ở Palawan, một hòn đảo gần biển Đông.

Cùng lúc đó, những nước Thái Bình Dương khác trong đó có Nam Hàn và Nhật Bản, tìm kiếm mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với đồng minh thân cận nhất của mình, những động thái có thể sau này sẽ gây thêm những căng thẳng trong khu vực.

"Do sự phát triển mạnh về kinh tế, đừng ngạc nhiên khi thấy họ (Trung Quốc) đang khăng khăng và đòi hỏi một tiếng nói lớn và ảnh hưởng lớn hơn ở châu Á và trên toàn thế giới mà trước đây họ chưa từng có được. Đây không phải là một đòi hỏi vô cớ. "

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell

Tháng Bảy vừa qua, Tổng Tham mưu quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đã xác nhận sự tồn tại của một hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) đủ mạnh để có thể thách thức quyền lực tối thượng của hải quân Mỹ trên biển.

Các láng giềng châu Á đã mất lòng tin chung: Pakistan cũng đã sánh ngang với Ấn Độ khi mục tiêu duy nhất của nước này là leo lên được vị trí thứ ba trong danh sách những nước tiêu thụ vũ khí nhiều nhất châu Á. Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác, như Việt Nam và Philippines, đang ngày càng có nhiều xích mích về lãnh thổ vùng biển Đông.

Storey cho rằng ông không hình dung ra một cuộc đối đầu lớn trên biển Đông, tuy nhiên, nguy cơ xảy ra va chạm vùng biển sẽ khiến những vấn đề ngoại giao và khủng hoảng quân sự sẽ ngày càng nghiêm trọng và căng thẳng.

Hoa Kỳ cũng nói rằng nước này mong muốn được khai phá quan hệ quân sự gần gũi hơn với Trung Quốc.

‘Do sự phát triển mạnh về kinh tế, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy họ đang khăng khăng và đòi hỏi một tiếng nói lớn và ảnh hưởng lớn hơn ở châu Á và trên toàn thế giới mà trước đây họ chưa từng có được. Đây không phải là một đòi hỏi vô cớ. Đây là một kỳ vọng mà tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đối phó được,’ tờ Wall Street trích lời Colin Powell, cựu Ngoại trưởng đồng thời là Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào: