Từ trái: Ông Nguyễn Quốc Nam, Ông Nguyễn Tấn Đức, Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Hòa thường Thích Nguyên Trí, Ông Scott Flipse, Linh Mục Đinh Xuân Long, và Ông Huỳnh Tâm Photo by Tuong An |
Trong thời gian qua Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới đã nhiều lần đề nghị Tổng thống Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt nhưng không được hành pháp Mỹ chấp thuận.
Kêu gọi Âu Châu quan tâm đến tự do tôn giáo tại Việt Nam
Vì vậy, tuần lễ từ 21 đến 26 tháng 5 năm 2011, Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới (USCIRF) và Phong trào Yểm trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền cho Việt Nam (PTYTTDTGVNQCVN) sẽ đến gặp các chính giới và đồng hương ở Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ để tiếp tục công việc vận động các nước này lên tiếng với chính phủ Hoa kỳ hầu đưa VIỆT NAM trở lại danh sách CPC, tức danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo. Thông tính viên Tường An tiếp xúc với phái đoàn và gửi về bài tường trình sau đây :
Bản phúc trình thường niên của Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới (USCIRF) tại Washington DC tháng 4 vừa qua cho biết mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện nhiều sự thay đổi, thế nhưng những sinh hoạt tôn giáo vẫn còn bị nhiều hạn chế, vẫn có những tín đồ tôn giáo bị bắt giữ. Những điều đó khiến Ủy Ban này nghĩ rằng Việt Nam phải được đưa trở lại danh sách CPC.
Bản phúc trình thường niên của Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới (USCIRF) tại Washington DC tháng 4 vừa qua cho biết mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện nhiều sự thay đổi, thế nhưng những sinh hoạt tôn giáo vẫn còn bị nhiều hạn chế, vẫn có những tín đồ tôn giáo bị bắt giữ. Những điều đó khiến Ủy Ban này nghĩ rằng Việt Nam phải được đưa trở lại danh sách CPC.
Mục đích của tôi khi tôi qua đây thì tôi cũng muốn khích lệ tất cả cộng đồng Việt Nam tại Âu châu quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề Tự do Tôn Giáo và Nhân Quyền cho Việt Nam và vấn đề liên hện đến chính quyền sở tại.
Ông Scott Flipse phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Uỷ hội Hoa kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế cái dự luật đó đã thông qua rồi. |
Ô.Scott Flipse
Để đẩy mạnh sự vận động này, Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới (USCIRF) và PTYTTDTGVNQCVN đã kết hợp với nhau để tiếp xúc với một số quốc gia ở Âu Châu. Trong một buổi gặp gỡ với đồng hương và báo chí ở Paris trong khuôn viên chùa Khánh Anh, qua phần thông dịch của Linh mục Đinh Xuân Long, ông Scott Flipse, phó giám đốc chuyên trách chính sách và nghiên cứu trong Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới cho biết tại sao phải vận động Âu Châu trong việc đưa Việt nam trở lại danh sách CPC :
Gần đây thì chúng ta biết rằng đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo tại Đức đã ra một dự luật để lên tiếng ủng hộ vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền trên toàn thế giới. Dự luật này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các quốc gia nào vi phạm đến vấn đề tự do tôn giáo, liên hệ đến vấn đề thương mại đối với nước Đức và Ông Scott cho biết mục đích của ông trong chuyến đi Âu châu lần này :
Mục đích của tôi khi tôi qua đây thì tôi cũng muốn khích lệ tất cả cộng đồng Việt Nam tại Âu châu quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề Tự do Tôn Giáo và Nhân Quyền cho Việt Nam và vấn đề liên hện đến chính quyền sở tại. Đặc biệt với Quốc Hội Âu Châu hay Liên Hiệp Quốc để tiếng nói của chúng ta có thể làm áp lực cho họ và giúp họ hiểu rằng vần đề tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam cần phải được tiếp tục và quan tâm hơn nữa như là Ủy ban chúng tôi đang làm việc cho những người Việt Nam tại Việt Nam.
Gần đây thì chúng ta biết rằng đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo tại Đức đã ra một dự luật để lên tiếng ủng hộ vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền trên toàn thế giới. Dự luật này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các quốc gia nào vi phạm đến vấn đề tự do tôn giáo, liên hệ đến vấn đề thương mại đối với nước Đức và Ông Scott cho biết mục đích của ông trong chuyến đi Âu châu lần này :
Mục đích của tôi khi tôi qua đây thì tôi cũng muốn khích lệ tất cả cộng đồng Việt Nam tại Âu châu quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề Tự do Tôn Giáo và Nhân Quyền cho Việt Nam và vấn đề liên hện đến chính quyền sở tại. Đặc biệt với Quốc Hội Âu Châu hay Liên Hiệp Quốc để tiếng nói của chúng ta có thể làm áp lực cho họ và giúp họ hiểu rằng vần đề tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam cần phải được tiếp tục và quan tâm hơn nữa như là Ủy ban chúng tôi đang làm việc cho những người Việt Nam tại Việt Nam.
Ông Lại Thế Hùng , thành viên của PTYTTDTGVNQCVN cho biết phái đoàn đã thu xếp để gặp gỡ một số các cơ quan như sau :
3 yếu tố chúng ta cần phải làm : trước hết là tin tức cần phải xác thực, thứ hai là quan điểm chúng ta cần phải rõ ràng hơn, thứ ba nữa là những tổ chức chính trị của chúng ta cần phải minh xác và rõ ràng hơn để mang lại kết quả
Ô.Scott Flipse
Phái đoàn sẽ tới Geneve gặp đại diện phủ Cao Ủy Nhân Quyền cũng như Ủy ban về Tôn Giáo của Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh đó nữa chúng tôi cũng gặp Cao Ủy Tị Nạn để chúng ta vận động cho bà con Cồn Dầu cũng như là các dân sắc tộc, và ngày thứ ba Ủy ban về Nhân Quyền của Liên Hiệp Âu Châu tại Bruxelle sẽ mở một cuộc hội họp để đón tiếp ông Scott và phái đoàn. Ngày thứ tư sẽ gặp gỡ đại diện lưỡng viện Quốc hội Pháp tại Paris và đến ngày 26 là cả phái đoàn trở về Hoa Kỳ. Đó là chấm dứt cái tuần lễ mà chúng tôi gọi là « Tuần lễ Quốc tế vận, Cộng đồng vận, vàTruyền thông vận cho Tự do Tôn giáo và Nhân quyền cho Việt Nam
Mặc dù với những cố gắng như thế, ông Scott vẫn không tin rằng Hoa kỳ sẽ đưa VIỆT NAM trở vào danh sách CPC trong năm nay :
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ sẽ công bố danh sách những nước nào bị bỏ vào danh sách CPC trong vài tuần nữa. Nhưng đối với ông ta, ông ta không hy vọng rằng Việt Nam sẽ bị đem trở lại vào danh sách CPC năm nay.
Để trả lời câu hỏi của một cư dân Paris : tại sao cho đến bây giờ quá trình vận động dân chủ hóa Việt Nam vẫn chưa thành công , ông Scott (mà nhiều người Việt Nam vẫn gọi bằng cái tên thân mật là anh Hùng) phân tích :
Để cho tiến trình Dân chủ của chúng ta được thực hiện một cách có hiệu quả thì có 3 yếu tố chúng ta cần phải làm : trước hết là tin tức cần phải xác thực, thứ hai là quan điểm chúng ta cần phải rõ ràng hơn, thứ ba nữa là những tổ chức chính trị của chúng ta cần phải minh xác và rõ ràng hơn để mang lại kết quả.
Sự thật về Ban Tôn Giáo Chính Phủ
Theo thống kê của nhà nước Việt Nam, tình hình tôn giáo trong nước đã có nhiều tiến triển. Nhận định đó được chứng minh bằng những con số như : trước 75 : số tăng ni Phật giáo là 15 ngàn, hiện nay số tăng ni đã tăng lên trên 33 ngàn. Số linh mục trước 75 là 1.178, hiện này đã lên đến 2400 linh mục. Ngoài ra, thống kê còn cho biết tại Việt Nam hiện có 14.000 nơi thờ tự của Phật giáo, 5.399 nhà nguyện của Thiên Chúa giáo, 440 nhà thờ Tin lành, 500 thánh thất Cao Đài.
Nếu một người ở ngoài Cao đài họ không nhìn thấy sự quản lý của nhà nước thì họ cho là người Cao Đài hoạt động một cách tự nhiên. Nhưng mà thực sự ở phía trong thì họ quản lý rất là chặt, bởi vì ở trong hệ thống điều hành Cao đài hiện nay hoàn tòan nằm dưới cái Ban Tôn Giáo, kiểm soát hết.
Ông Huỳnh Tâm
Tuy nhiên theo nhận xét của đại diện các tôn giáo trong PTYTTDTGVNQCVN, đó là những cơ sở quốc doanh,
Mục Sư Nguyễn Hồng Quang cầm lệnh cưỡng chế hội thánh Mennonite. Photo courtesy of vietnameseutah |
đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền. Ông Huỳnh Tâm, một tín đồ Cao đài đang sống tại Pháp cho biết:
Nếu một người ở ngoài Cao đài họ không nhìn thấy sự quản lý của nhà nước thì họ cho là người Cao Đài hoạt động một cách tự nhiên.
Nhưng mà thực sự ở phía trong thì họ quản lý rất là chặt, bởi vì ở trong hệ thống điều hành Cao đài hiện nay hoàn tòan nằm dưới cái Ban Tôn Giáo, kiểm soát hết. Cho nên mình tới đó thấy người ta cúng đông, tòa Thánh sơn phết đẹp , thực sự những cái đó chỉ là những cái giả thôi, chứ còn sự thật phía trong hoàn toàn không có tự do. Họ kiểm soát rất là chặt chẽ chứ không thể nào họ để cho mình tự do hành đạo theo đúng với Tăng luật Pháp Chánh truyền.
Cao đài Quốc doanh , hiện này chỉ có 1 cơ sỡ đó hoạt động thôi. Còn những người hoạt động ở ngoài thì nhà nước Cộng sản Việt Nam đã diệt cách đây 15 năm. Họ thay thế vào một Ban Quản Trị mới từ thượng tầng cho đến hạ tầng, cho tới Thánh thất các huyện. Chẳng hạn như ở huyện có họ Đạo thì họ thay thế chức Lễ sanh, họ thay thế hết !
Cao đài Quốc doanh , hiện này chỉ có 1 cơ sỡ đó hoạt động thôi. Còn những người hoạt động ở ngoài thì nhà nước Cộng sản Việt Nam đã diệt cách đây 15 năm. Họ thay thế vào một Ban Quản Trị mới từ thượng tầng cho đến hạ tầng, cho tới Thánh thất các huyện. Chẳng hạn như ở huyện có họ Đạo thì họ thay thế chức Lễ sanh, họ thay thế hết !
Hòa thượng Thích Nguyên Trí, chủ tịch của Phong Trào YTTDVNQCVN cũng khẳng định chuyện tôn giáo bị quốc doanh hóa là chuyện có thật bởi những lý do như sau :
Vấn đề nói Phật giáo quốc doanh, đương nhiên họ phải có rồi. Vì có một số nhà tu mà trong đó họ cũng vì quyền hạn, vì quyền thế, vì tiền bạc họ chẳng khác nào như người đời. Họ trá hình dưới hình thức của một nhà tu. Tuy nhiên, có một số thầy thật sự là chân tu, nhưng mà bởi vì ở trong nước mà không vô làm cho nhà nước thì đương nhiên họ phải bị đàn áp.
Vì vậy, quý thầy vì vấn đề sinh tồn, phát triển cho ngôi chùa của mình, một nơi để mà Phật tử lui tới thành bắt buộc phải làm cho nhà nước, đó là một số rất ít. Còn những thành phần lợi dụng chiếc áo nhà tu để hoạt động chính trị cũng như vấn đề danh lợi, cái đó rất nhiều. Cho nên, nói thẳng Phật giáo Quốc doanh có vấn đề đó. Mà chẳng những Phật giáo cũng có, Thiên chúa giáo cũng có, cao đài cũng có, Hòa hảo cũng có. Nói chung tất cả các tôn giáo ở Việt Nam ngày nay đều có « hai » cả.
Vấn đề nói Phật giáo quốc doanh, đương nhiên họ phải có rồi. Vì có một số nhà tu mà trong đó họ cũng vì quyền hạn, vì quyền thế, vì tiền bạc họ chẳng khác nào như người đời. Họ trá hình dưới hình thức của một nhà tu. Tuy nhiên, có một số thầy thật sự là chân tu, nhưng mà bởi vì ở trong nước mà không vô làm cho nhà nước thì đương nhiên họ phải bị đàn áp.
Vì vậy, quý thầy vì vấn đề sinh tồn, phát triển cho ngôi chùa của mình, một nơi để mà Phật tử lui tới thành bắt buộc phải làm cho nhà nước, đó là một số rất ít. Còn những thành phần lợi dụng chiếc áo nhà tu để hoạt động chính trị cũng như vấn đề danh lợi, cái đó rất nhiều. Cho nên, nói thẳng Phật giáo Quốc doanh có vấn đề đó. Mà chẳng những Phật giáo cũng có, Thiên chúa giáo cũng có, cao đài cũng có, Hòa hảo cũng có. Nói chung tất cả các tôn giáo ở Việt Nam ngày nay đều có « hai » cả.
những thành phần lợi dụng chiếc áo nhà tu để hoạt động chính trị cũng như vấn đề danh lợi, cái đó rất nhiều. Cho nên, nói thẳng Phật giáo Quốc doanh có vấn đề đó. Mà chẳng những Phật giáo cũng có, Thiên chúa giáo cũng có, cao đài cũng có, Hòa hảo cũng có. Nói chung tất cả các tôn giáo ở Việt Nam ngày nay đều có « hai » cả.
HT. Thích Nguyên Trí
Có mặt trong phái đoàn, ông Nguyễn Tấn Đức, hội trưởng Ban Trị sự Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Hòa hảo Thuần Túy, đến từ Atlanta cũng trình bày về nỗi đau của tín đồ Hòa hảo tại Việt Nam :
Sau khi mà lễ 25 tháng 2 vừa qua đó chính quyền Cộng sản đã nổ lực đàn áp không cho chúng tôi làm lễ. Bây giờ tình trạng Phật giáo Hòa hảo cũng vậy, luôn luôn vậy, không để cho chúng tôi làm gì hết. Nhưng
Ngày Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ tổ chức tại An Giang bị công an ngăn chặn trong một buổi hành lễ trước đây vào năm 2010. Source PGHH.org |
mà chúng tôi hy vọng rằng, trong kỳ tới, ngày lễ Khai đạo, ngày 19 tháng 6 tới đây, chúng tôi và giáo hội trong nước cũng sẽ làm lễ khá hơn. Mong rằng chính quyền Hoa kỳ cũng sẽ can thiệp để chúng tôi được làm lễ trong hòa bình, bất bạo động để cho sự đàn áp tôn giáo không còn thì chúng tôi làm lễ đàng hoàng.
Theo Linh Mục Đinh Xuân Long, Chủ tịch Hội đồng Giám sát của Phong trào YTTDTGVNQCVN, Việt Nam vẫn chưa có tự do tôn giáo đích thực, ông nói :
Nhưng mà chúng ta biết rằng vần đề đào tạo các vị Linh Mục vẫn bị kiềm kẹp, như là mở trường học, mở chủng viện dưới sự kiểm soát. Những điều đó nói lên rằng sự Tự Do đích thực tại Việt Nam đều không có
LM. Đinh Xuân Long
Thì nói về hiện trạng Giáo hội Công Giáo tại Việt Nam thì chúng ta biết rằng mặc dù bên ngoài thì nhiều người đi lễ, nhà thờ thì được cất cao một cách đẹp đẽ thì nhiều người cứ lầm tưởng rằng Giáo hội Công giáo tại Việt Nam được tự do thực sự để mà hành đạo.
Nhưng mà sự Tự do đích thực chúng ta phải được định nghĩa rằng sự tự do đích thực khi Giáo hội Công giáo và Hội đồng Giám mục Việt Nam hoàn toàn quyết định về việc xây cất nhà thờ cũng như vấn đề quyết định phong chức cho tất cả Linh mục hay Giám mục tại Việt Nam. Nhưng mà chúng ta biết rằng vần đề đào tạo các vị Linh Mục vẫn bị kiềm kẹp, như là mở trường học, mở chủng viện dưới sự kiểm soát. Những điều đó nói lên rằng sự Tự Do đích thực tại Việt Nam đều không có.
Nhưng mà sự Tự do đích thực chúng ta phải được định nghĩa rằng sự tự do đích thực khi Giáo hội Công giáo và Hội đồng Giám mục Việt Nam hoàn toàn quyết định về việc xây cất nhà thờ cũng như vấn đề quyết định phong chức cho tất cả Linh mục hay Giám mục tại Việt Nam. Nhưng mà chúng ta biết rằng vần đề đào tạo các vị Linh Mục vẫn bị kiềm kẹp, như là mở trường học, mở chủng viện dưới sự kiểm soát. Những điều đó nói lên rằng sự Tự Do đích thực tại Việt Nam đều không có.
Từ năm 2004, Việt Nam đã bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC, tuy nhiên đến năm 2006 Việt Nam đã được rút tên ra khỏi danh sách này. Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo đã nhiều lần muốn chính quyền Hoa kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách này nhưng đều bất thành.
Ngoài Việt Nam, 14 nước mà ủy ban muốn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bỏ vào danh sách CPC còn có Trung Quốc, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Iran, Iraq và Ai Cập.
Tường An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét