Những gương mặt ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng giám đốc IMF trong nay mai.
REUTERS . Từ trái qua phải hàng trên El-Erian, S.Fische (Israel), G. Brow (Anh), K. Dervis (Thổ Nhĩ Kỳ), Steinbrueck (Đức); hàng dưới: M.Sing Ahluwalia (Ấn Độ), C.Lagarde (Pháp), A. Carstens (Mêhicô), T.Manuel (Nam Phi, A.Weber (Đức)
Ông Dominique Strauss-Kahn bị bắt, chiếc ghế « Tổng giám đốc » mới bỏ trống có vài ngày nay, nhưng cuộc chiến tranh giành vị trí lãnh đạo này dường như đang được khởi động. Le Monde với bài viết « Chiếc ghế lãnh đạo FMI, cuộc chiến đầy gay cấn ». Theo bài viết, Châu Âu quyết giữ chiếc ghế « Tổng giám đốc » IMF mà các nước mới trỗi dậy đều thèm muốn.
Ông chủ của IMF bị bắt chưa bao lâu và ông này cũng chưa tuyên bố từ chức thì cuộc chiến tranh giành chiếc ghế lãnh đạo Quỹ tiền tệ quốc tế đã bặt đầu rục rịch. Mở màn cuộc chiến là Thủ tướng Đức Angela Merkel, khi bà tuyên bố rằng « trong giai đoạn này, có nhiều rất nhiều lý do để nói rằng Châu Âu có nhiều ứng viên sáng giá ». Ông José Manuel Barroso , chủ tịch Ủy ban Châu Âu tiếp lời, khẳng định rằng « Nếu cần thiết phải có người thay thế, thì Châu Âu có lẽ sẽ phải giới thiệu một ứng viên »….
Theo Le Monde, nhiều tiếng nói tại khu vực đồng euro lên tiếng khẳng định Châu Âu nên nắm giữ vai trò lãnh đạo, vì họ lo sợ mất quyền điều hành FMI mà họ đã nắm giữ kể từ khi tổ chức này được thành lập năm 1944.
Thế nhưng, hiện tại, FMI đang tiến hành một số cải cách trong việc điều hành tổ chức này, dựa trên tính nhất thiết phải trao thêm cho Tổ chức này một tính chính đáng cao hơn nữa. Theo đó, các nước mới trỗi dậy sẽ được trao cho một vị trí tương thích với so cán cân mới của họ trong nền kinh tế toàn cầu.
Điều này được lý giải rằng nếu như phần đóng góp của những nước mới trỗi dậy này và quyền bỏ phiếu của họ tăng lên thì ngược lại, của Châu Âu sẽ phải bị giảm xuống. Một việc khác cũng làm cho các nhà lãnh đạo Châu Âu e sợ đó là người kế nhiệm ông Strauss-Kan có lẽ sẽ không còn được chọn một cách tự động giữa những ứng viên thuộc cộng đồng Châu Âu như trước đây nữa. Mà nó sẽ bình chọn dựa theo nhân phẩm của các ứng viên và các liên kết ngoại giao, theo mô hình bầu chọn Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Cãi cọ sẽ là điều không thể tránh khỏi, khi mà ngay chính các nước mới trỗi dậy cũng muốn khẳng định tham vọng của mình, được điều hành Tổ chức uy tín này. Người Mỹ cũng đưa ra lý lẽ của mình và có lẽ sẽ chơi lá bài « ứng viên xuất thân từ nước đang phát triển ». Tuy nhiên, cũng có ít cơ hội để người Mỹ ủng hộ một ứng viên đến từ Trung Qu ốc, vì theo họ, Trung Qu ốc là thủ phạm của việc thao túng chính đồng tiền của mình. Với 17% quyền bỏ phiếu cũng đủ cho phép Mỹ ngăn chặn mọi ứng viên tranh cử.
Trước mối lo sợ mất quyền lãnh đạo FMI, Châu Âu bám lấy 30% quyền bỏ phiếu và việc nắm giữ 9 ghế trên tổng số 24 tại Hội Đồng Quản Trị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hơn nữa, Mỹ kiên quyết không buông chiếc ghế giám đốc Ngân Hàng Thế giới mà họ đang nắm giữ cho đến tháng 6 /2011. Đối với Châu Âu, sẽ không có chuyện Mỹ và các nước mới trỗi dậy thông đồng với nhau để chơi sau lưng họ.
Cuối cùng, Le Monde liệt kê cho biết danh sách ứng viên tiềm năng mà các nước Châu Âu đưa ra nhằm thay thế DSK, từ Đức, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí cả Singapour.
Vụ Dominique Strauss-Kahn vẫn tiếp tục được mổ xẻ trên các báo
Sự kiện Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Domique Strauss-Kan (DSK) bị bắt giữ vì tội xâm hại tình dục tại Mỹ vẫn là những tít chính trên các trang báo Pháp ngày hôm nay. Khi mà chỉ còn có 1 tháng nữa là vòng sơ tuyển ứng viên chức Tổng thống năm 2012 sẽ diễn ra, việc ông DSK bị bắt đã gây sóng gió trong nội bộ đảng Xã hội. «Đảng Xã hội chuẩn bị kịch bản hậu Strauss-Kahn », tựa trên trang nhất báo Le Monde. Tờ báo dành nhiều trang để nói về hệ quả của xi-căng-đan.
Le Monde còn dành riêng một trang để mô tả « Hai bộ mặt của DSK », một con người từ lâu được đánh giá là một người thông minh, một tài năng về kinh tế thật sự nhưng lại bê bối trong các quan hệ với phụ nữ. Theo như lời khẳng định của DSK, trong cuộc đời ông chỉ có ba điều quan trọng nhất « Tiền, phụ nữ và đặc tính Do Thái ». Le Figaro chạy tít trên trang nhất « Vụ xì-căng-đan Strauss-Kan gây áp lực cho đảng Xã hội ». « Các đảng viên đảng Xã hội vẫn cảm thấy lộn xộn » mặc dù các nhà lãnh đạo của đảng này luôn nhắc lại sự đoàn kết của họ đối với DSK và phải suy nghĩ tiếp cho các bước kế tiếp.
Ngoài các hệ quả về chính trị và kinh tế ra, nhật báo Công giáo La Croix đặt lại vấn đề « Đạo đức và chính trị, những đòi hỏi mới ». Theo bài báo, việc kết tội DSK khiến ta phải đặt dấu hỏi về các chuẩn mực đạo đức của tầng lớp chính trị hiện nay. La Croix tự hỏi, « Một đảng phái có nghĩ rằng trong hàng ngũ của nó một người đàn ông hay một phụ nữ có cuộc sống buông thả như vậy, liệu đảng này có tiếp tục cho rằng việc đó chỉ thuộc phạm trù cá nhân ? Hay cho rằng giống như người Anh, nếu 1 ứng viên có thể nói dối với gia đình mình cũng có thể nói dối cử tri của họ ?
Tuy nhiên, việc báo chí Mỹ tấn công mạnh mẽ ông DSK, thì giới báo Pháp tự hỏi về phương thức tác nghiệp của mình. Trên trang nhất tờ Libération ghi tựa « Tình dục, báo chí và bút chiến ». Theo Libération, từ lâu giới báo Pháp quen phân biệt giữa chuyện công và đời tư, qua sự kiện DSK bị bắt, các nhà báo Pháp có một cái nhìn mới về đạo đức nghề nghiệp.
Nhìn về góc độ pháp lý qua vụ xử ông Domique Strauss-Kan , nhật báo Cộng sản l’Humanité có bài viết « Công lý Hoa K ỳ, tấm gương phản ánh trung thực về một đất nước đầy bất công ». Theo l’Humanité, bình đẳng trong xử lý và giám sát dân chủ là xa vời ở Hoa K ỳ.
L’Humanité cho biết đa số người Pháp cho rằng phiên xử ông Strauss-Kan vừa rồi giống như là một màn trình diễn hơn là phiên tòa công lý. Thoạt nhìn, ta có cảm giác rằng hệ thống tư pháp ở đây không nương tay với các thế lực và rằng nó công bằng với mọi quyền xét xử.
Bài báo đã nêu bật được sự khác biệt giữa hệ thống pháp lý của Mỹ và Pháp. Tại Pháp, thẩm phán dự thẩm xem xét các chứng cứ buộc tội và miễn tội. Ngược lại, Chánh án Mỹ chỉ thẩm tra các chứng cứ buộc tội. Xã hội không chịu trách nhiệm đến các phương cách bào chữa của bị cáo, kể cả việc coi như vô tội. Mặt khác, hướng làm nên sự khác biệt này được là đồng « đô-la », ông « thánh xanh ». Những người có thế lực có thể tự trả cho mình các luật sư giỏi nhất, những nhà điều tra xuất chúng nhất, các nhóm làm việc tài năng nhất. Còn đối với những người khác, nếu không có phương tiện tài chính, thì không giải mã được các điều luật để gỡ tội vì luật sư do tòa án chỉ định và họ không theo sát bị cáo của mình.
Căng thẳng quan hệ thương mại giữa Châu Âu và Trung Qu ốc.
Về kinh tế, nhật báo Les Echos hôm nay có bài viết « Căng thẳng quan hệ thương mại giữa Châu Âu và Trung Qu ốc », khi mà Châu Âu tuyên bố sẽ đánh thuế nhập khẩu một vài mặt hàng giấy từ Trung Qu ốc.
Ăn miếng trả miếng. Châu Âu vừa tuyên bố vào hôm thứ bảy tuần rồi, dự định sẽ tăng thuế nhập khẩu giấy láng trong vòng 5 năm sắp tới, Trung Qu ốc ngay lập tức phản ứng sẽ cho áp dụng thuế quan lên mặt hàng tinh bột khoai tây nhập khẩu từ Châu Âu. Theo Les Echos, trên thực tế, Trung Qu ốc đã cho đánh thuế mặt hàng này từ hồi đầu tháng 3. Theo đó, thuế suất sẽ tăng từ 7,7% đến 11,9% với lý do là Châu Âu trợ cấp cho lãnh vực này.
Không phải ngẫu nhiên mà Châu Âu đưa ra Quyết định này. Trên thực tế, quyết định này của Châu Âu không để lai hậu quả nghiêm trọng nào, do nhập khẩu giấy láng từ Trung Qu ốc chỉ lên khoảng 130 triệu euros vào năm 2009. Tuy nhiên, qua biện pháp này, Châu Âu muốn chứng tỏ vị thế của mình rằng Bruxelles muốn thông qua việc chống lại Bắc Kinh.
Châu Âu cho rằng Trung Qu ốc không công bằng trong quan hệ thương mại với Châu Âu. Theo họ, Trung Qu ốc hầu như trợ cấp cho mọi lãnh vực. Ngược lại, của ngỏ để thâm nhập vào thị trường công tại đây thì rất hạn hẹp.
Nếu như một số thành viên Châu Âu kêu gọi phải cứng rắn hơn với Trung Qu ốc thì ông Herman Van Rompuy , chủ tịch Hội đồng Châu Âu, đang thăm chính thức Trung Qu ốc lại có thái độ ngược lại, ông chỉ nêu ra vấn đề đồng euro quá cao so với đồng nhân dân tệ và sự cần thiết tôn trọng các nguyên tắc thương mại chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét