BBC

Mỹ ra kế hoạch mậu dịch mới tại APEC
Tổng thống Hoa Kỳ Obama nói thỏa thuận về đối tác xuyên xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể hoàn tất vào năm tới , qua công bố đại cương phác thảo về kế hoạch thành lập một khu vực
thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương tại hội nghị thượng đỉnh khu vực hàng năm ở Hawaii.
" Tôi tin tưởng chúng ta có thể thực hiện điều này," ông Obama nói tại cuộc hội đàm hồi nghị thượng đỉnh về hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Chín quốc gia thuộc diễn đàn APEC tham gia Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ) . Nhưng đến nay, Trung Quốc vẫn không bày tỏ quan tâm tham gia các cuộc đàm phán . Gộp lại , qua 21 nước thành viên khối diễn đàn APEC chiếm khoảng 44% thương mại toàn cầu. Các nước này cũng chiếm khoảng 40% dân số thế giới.

Phát biểu tại Honolulu vào ngày thứ Bảy , ông Obama nói : " Cùng nhau chúng ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu và tạo thêm hàng hóa cho người tiêu dùng của chúng ta , tạo việc làm mới , cạnh tranh, giành chiến thắng trong các thị trường của tương lai . " Mô tả vùng Châu Á Thái Bình Dương là một động cơ cho tăng trưởng , ông Obama bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận TPP có thể được hoàn tất vào đầu năm tới .Tổng thống
Hoa Kỳ cũng nói TPP có thể là một
mô hình cho các hiệp định thương mại khác . Tuy nhiên , ông không cung cấp thêm chi tiết về kế hoạch này . Ông Obama đã có các cuộc gặp riêng với Tổng thống Nga và Chủ tịch
Trung Quốc , bên lề hội nghị thượng đỉnh Apec .


- ' Thiếu kiên nhẫn

Tổng thống Obama cảnh báo Trung Quốc về quan ngại của Washington đối với chính sách kinh tế của Bắc Kinh . Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, ông Obama hối thúc ông Hồ Cẩm Đào cho phép đồng tiền của Trung Quốc, đồng nhân dân tệ, tăng giá vì sự cần thiết tái cân bằng nền kinh tế toàn cầu, theo các quan chức Nhà Trắng.

TT
Hoa Ky`-  Obama cũng cảnh báo chủ tịch Trung Quốc rằng Hoa Kỳ đang trở nên không còn kiên nhẫn trong quan hệ kinh tế Mỹ-Trung. Trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev , ông Obama thảo luận các vấn đề Afghanistan , Iran và Syria , trong số các chủ đề khác . TT Obama nói lãnh đạo hai nước

" tái khẳng định ý định của mình cùng phối hợp làm việc và hình thành một phản ứng chung để có thể dịch chuyển Iran tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Iran về chương trình hạt nhân của nước này " .

Về Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, hiện khối này có sự tham gia của Chile , New Zealand , Brunei và Singapore , tất cả đều là các nền kinh tế tương đối nhỏ. Ngoài ra, Hoa Kỳ, Úc, Malaysia, Việt Nam và Peru đều đang đàm phán để tham gia.

" Hoa Kỳ nhìn nhận châu Á là rất cần thiết cho tương lai của cường quốc này, cả về kinh tế lẫn chiến lược." -

Riêng với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, lãnh đạo nước này cho biết Nhật cũng muốn tham gia các cuộc thảo luận . Tổng thống Obama cho hay ông đã " Qua ấn tượng trước sự táo bạo " của Thủ tướng Nhật Bản ,
ông Yoshihiko Noda , người đã bị phản đối mạnh mẽ của nông dân Nhật Bản khi quyết định tham gia vào các cuộc đàm phán về thương mại tự do . Ông Noda nói với Tổng thống Mỹ, tại cuộc gặp giữa lãnh đạo bên lề APEC, rằng Nhật Bản đã
bắt đầu các bước để " xem xét lại các hạn chế nhập khẩu thịt bò vào Nhật Bản và mở rộng tiếp cận thị trường Nhật đối với thịt bò của Mỹ ", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.


Trong khi , không tham gia vào các cuộc thảo luận về TPP, Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào phát biểu tại Honolulu rằng ... ủng hộ một mục tiêu dài hạn đàm phán về một khu vực tự do thương mại trong khu vực , mà có thể trong tương lai bao gồm tất cả các thành viên APEC . Ông Hồ Cẩm Đào nói rằng Bắc Kinh sẽ tập trung vào đổi mới và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.

Phóng viên BBC , Kim Ghattas ở Washington, nói rằng Hoa Kỳ nhìn nhận châu Á là rất cần thiết cho tương lai của cường quốc này, cả về kinh tế lẫn chiến lược.

Không có nhận xét nào: