Bắt đầu từ ngày 08 tháng 09, Người Việt khởi đăng công điện ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan tới Việt Nam, bị lộ ra trong vụ Wikileaks.
Wikileaks là một cơ sở bất vụ lợi có mục đích đòi hỏi chính quyền phải minh bạch, bằng cách công bố các tài liệu mật do các nguồn nặc danh cung cấp. Wikileaks bắt đầu nổi tiếng với những tiết lộ bí mật về chiến tranh Iraq, kể cả một đoạn phim trong đó lính Mỹ tưởng phóng viên Reuters mang vũ khí và nã súng bắn họ.
Wikileaks là một cơ sở bất vụ lợi có mục đích đòi hỏi chính quyền phải minh bạch, bằng cách công bố các tài liệu mật do các nguồn nặc danh cung cấp. Wikileaks bắt đầu nổi tiếng với những tiết lộ bí mật về chiến tranh Iraq, kể cả một đoạn phim trong đó lính Mỹ tưởng phóng viên Reuters mang vũ khí và nã súng bắn họ.
Nhưng phải tới tháng 10 năm 2010, Wikileaks mới thật sự nổi tiếng và ai cũng biết tên. Ðó là lúc Wikileaks loan tin lấy được 260,000 công điện ngoại giao của Hoa Kỳ và tuyên bố sẽ bắt đầu công bố những công điện này.
Ðây là những công điện do các tòa đại sứ, lãnh sự của Mỹ từ khắp nơi gởi về Bộ Ngoại Giao.
Ðây là những tài liệu được đặt trong một mạng lưới tài liệu mật của quân đội Mỹ, gọi là “SIPRnet.” Sau vụ khủng bố 11 tháng 9, chính phủ Tổng Thống George W. Bush ra lệnh cho các cơ quan quân đội, ngoại giao, tình báo phải chia sẻ tài liệu mật cho nhau, mục đích là để các cơ quan chính quyền có đầy đủ thông tin chống khủng bố.
Tuy nhiên, một tác dụng ngược của nó là khiến hàng ngàn quân nhân bỗng có thể đọc được công điện mật của ngành ngoại giao.
Một trong hàng ngàn quân nhân đó là Trung sĩ Bradley Manning, sau này bị giáng lon xuống binh nhì. Ông Manning tải toàn bộ công điện mật của bộ Ngoại Giao về máy mình, rồi chuyển qua cho Wikileaks.
Số tài liệu bị lộ gồm 251,287 công điện. Ban đầu, qua thỏa thuận với bốn tờ báo lớn của thế giới, tờ El País (Tây Ban Nha), Der Spiegel (Ðức), Le Monde (Pháp), The Guardian (Anh) và The New York Times (Mỹ), Wikileaks và những tờ báo này công bố công điện từ từ, theo từng đợt, và sau khi xóa bớt tên những người cần được bảo vệ.
Tuy nhiên, sau khi bị lộ mật mã cho tài liệu này, Wikileaks vào ngày 1 tháng 9 quyết định công bố tất cả, không bôi xóa gì hết.
Tài liệu liên quan tới Việt Nam trong Wikileaks lên tới hơn 5,000 công điện. Chỉ riêng mục lục các công điện này, khi in ra giấy, đã lên tới 192 trang.
Trong những ngày sắp tới, Người Việt sẽ chọn lọc và khởi đăng công điện của Wikileaks, được chia ra theo những mục đề tài sau đây:
* Nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam
* Các tù nhân lương tâm
* Nhân quyền, tôn giáo
* Quan hệ với Trung Quốc
* Quan hệ với Mỹ
* Kinh tế, giáo dục
Bộ tài liệu này sẽ được cập nhật liên tục.
Người Việt Online.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét