Việt Nam trước mối đe dọa từ Trung Quốc
Tú đến từ Hà Nội, Dũng từ Phú Thọ, Hiếu từ Đà Nẵng và Tuynh từ Bình Thuận trong kỳ thảo luận cuối bàn về tương lai của Việt Nam trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
AFP photo : Một khách du lịch nước ngoài tắm nắng trên bãi biển Trung Quốc tại thành phố biển Đà Nẵng ngày 28 tháng ba năm 2000.
Thế lực thù địch là ai?
Tuynh: “Thù địch” ở đây là nó vô hình, chả là ai cả nhưng mà nó có thể là những người dân bình thường nhưng mà có chính kiến khác với nhà nước cộng sản thì dĩ nhiên bị họ xếp vào các “thế lực thù địch” thôi. Chứ còn bây giờ mà hỏi ông tướng công an rằng “thế lực thù địch” là ai thì chắc là ổng cũng chẳng biết là ai, nhưng mà nói chung, “thế lực thù địch” là nhân dân. Hễ có ai lên tiếng là đương nhiên họ xếp vào một hàng, tức là họ đang chia rẽ nhân dân. Họ sẽ xếp nhân dân thành hai hàng: anh nào im lặng tức là nhân dân ta, còn anh nào mà lên tiếng thì đấy là “thế lực thù địch”, là kẻ xấu. Việc đó trẻ con lớp bảy, lớp tám nó cũng hiểu chứ không cần phải là người lớn.
Khánh An: Tuynh đang nói đến là trẻ con lớp bảy, lớp tám cũng hiểu chứ không cần đến người lớn phải không? Thế nhưng mà Khánh An lại nghe được có nhiều ý kiến lại cho rằng sở dĩ những chuyện mà từ nãy giờ các bạn nói ở đây, 4 bạn tham gia vào chương trình hôm nay, các bạn nhận thấy và các bạn nói ra đó thì không phải là nhận thức đấy nó có ở trong đại đa số người dân hiện nay tại Việt Nam.
Bây giờ mà hỏi ông tướng công an rằng “thế lực thù địch” là ai thì chắc là ổng cũng chẳng biết là ai, nhưng mà nói chung, “thế lực thù địch” là nhân dân.
Tuynh từ Bình Thuận
Dũng: Đúng thế!
Khánh An: Thế thì các bạn nói như thế nào về điều này ạ?
Dũng: Đấy, thì như cái câu: “Dân bao như triệu, ai người lớn? Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”.
Tuynh: Vâng (cười).
Khánh An: Sao ạ? Tuynh muốn nói gì ạ?
Tuynh: Ý em muốn nói là cái việc đó họ nói như thế thì họ mị nhân dân quá là thô thiển, chứ còn cái nghĩa đen “trẻ con lớp bảy lớp tám” thì nó chỉ mang tính ước lệ thôi.
Khánh An: Vâng. Mình nói rất nhiều đến các mối đe dọa bên ngoài từ Trung Quốc, rồi “các thế lực thù địch” v.v… Bây giờ Khánh An chỉ muốn hỏi các bạn là trong cách nhìn nhận chung, theo ý kiến cá nhân của các bạn, các bạn cho rằng cuộc chiến bảo vệ cho sự an nguy của đất nước nó sẽ đi đến đâu? Các bạn có nghĩ rằng nhân dân Việt Nam có thể chống lại được những mối nguy hiểm mà hiện nay các bạn đang nhìn thấy đối với đất nước Việt Nam hay không?
Dũng: Về cái này thì mình hơi bi quan, thực sự là hơi bi quan. Ngay câu “cùng tắc biến, biến tắc thông” thì mình nghĩ là có khi cái xã hội, nền kinh tế sẽ đến sự đổ vỡ nào đấy thì người ta mới tỉnh ngộ được, chứ còn không thì cái hệ thống tuyên truyền của đảng cộng sản hãy còn mạnh lắm. Mình đừng thấy là mình bàn luận trên internet có đến vài chục người, có đến cả trăm người vào “comment” hay là bấm “like” các thứ thì nó là sự đáng mừng đâu. Mình thấy thực sự là hơi bi quan. (Nhiều bạn cùng cười).
Khánh An: Các bạn khác ?
Hiếu: Theo mình thì mình có vẻ không bi quan lắm như các bạn bởi vì mình biết một điều này là thế giới ngày hôm nay, việc một nước lớn đi chiếm một nước bé, cái đó không phải là một việc dễ dàng, bởi vì có nhiều cơ chế, nhiều định chế được đặt ra nhằm bảo vệ các nước nhỏ, như Liên Hiệp Quốc chẳng hạn...
Mối lo bị đồng hóa
Dũng: Cái việc đánh nhau thì mình không sợ.
Hiếu:
Hai du khách Trung Quốc tại Hội An năm 2008. Photononstop |
…chứ không phải là các nước lớn có thể xâm chiếm các nước bé một cách dễ dàng. Thứ hai, điều mình muốn nói tiếp là mình tin người dân Việt Nam chúng ta có truyền thống chống ngoại xâm, nhưng mà để chống ngoại xâm hữu hiệu, hay nói một cách chính xác là để chống
Trung Quốc hữu hiệu, thì có lẽ dân tộc Việt Nam phải cũng tập hợp với nhau dưới một ngọn cờ khác, chứ không thể tập hợp với nhau dưới ngọn cờ của đảng cộng sản được.
Dũng: Mình cũng nghĩ là không thể tập hợp dưới ngọn cờ của đảng cộng sản để chống Trung Quốc được. Như mình đã nói, các lãnh đạo của đảng cộng sản gần như cùng một giuộc với bành trướng Trung Quốc thì làm sao mình có thể đứng dưới ngọn cờ của đảng cộng sản. Ngọn cờ tổ quốc thì dân mình hẳn là sẽ đứng dưới rồi, nhưng mà tổ quốc mình bao giờ cho có dân chủ, bao giờ cho hết cái độc đảng, bao giờ đảng cộng sản hết lãnh đạo? Mình nghĩ là phải có một sự đổ vỡ lớn thì mới thay đổi được cái cơ chế hiện nay.
Khánh An: Vâng. Còn hai bạn còn lại, các bạn bi quan hay là lạc quan về cái khả năng chống lại cái nguy cơ đến từ ngoại xâm?
Tuynh: Ý kiến của em thì em cũng chẳng lạc quan được tại vì như nghe anh Dũng nói thì đúng rồi, tại vì khi nào mà Đảng CSVN còn lãnh đạo đất nước này thì đừng mong thoát được vòng của Trung Quốc. Việc đó là rất khó, hãy còn lâu. Còn chuyện đứng dưới ngọn cờ khác thì bây giờ người ta chưa biết là đứng ở đâu nữa vì đất nước Việt Nam này, ví dụ đảng cộng sản này mất đi mà một đảng khác lên mang cái tên khác mà bản chất lại cũng như đảng cộng sản thì cũng chả biết thế nào được. Việc này bây giờ rất là mông lung, em thấy là chả tin vào đâu được.
Dũng: Mình đừng hy vọng vào một đảng nào đấy, mình hy vọng vào một cơ chế đa đảng, dân chủ, chứ không nên hy vọng có một “minh quân” hay một đảng phái nào “quang vinh, muôn năm” gì cả.
Hiếu: Cái cơ chế mới làm cho xã hội phát triển một cách lành mạnh, chứ còn con người thì ai cũng muốn thủ lợi.
Dũng: Đúng thế! Một cơ chế chính danh thì mới xuất hiện được minh quân chứ! Đúng không?
Tuynh: Nhưng mà cái việc đó em nghĩ là nó còn khá xa bởi vì để đến được…
Dũng: Vâng, rất là xa. Mình sợ là có khi mình nhắm mắt vẫn chưa thấy được!
Tuynh: Đúng rồi. Không phải là đơn giản.
Để chống Trung Quốc hữu hiệu, thì có lẽ dân tộc Việt Nam phải cũng tập hợp với nhau dưới một ngọn cờ khác, chứ không thể tập hợp với nhau dưới ngọn cờ của đảng cộng sản được.
Hiếu từ Đà Nẵng
Hiếu: Nếu mà trong trường hợp mình nhắm mắt mà chưa thấy thì Việt Nam chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng mất nước, tại vì người dân Việt
Nam, dân tộc Việt Nam sẽ bị nô lệ hóa. Cái điều đó - “sẽ bị nô lệ” - chắc chắn là như vậy.
Tuynh: Nô lệ đã là may, mình sợ là Việt Nam bị đồng hóa thành Trung Quốc hết cả.
Dũng: Chuyện chiến tranh, quân sự thì mình chẳng sợ. Khi đấy thì mọi người sẽ lại đồng lòng, thành ra mình chẳng sợ, mà sợ là nó xâm chiếm kinh tế, tài nguyên, môi trường, văn hóa đấy chứ. Còn đánh nhau thì mình thấy có khi lại tốt cho Việt Nam đấy chứ! (Mọi người cùng cười).
Tuynh: Tốt thì em không nghĩ là tốt, nhưng mà em sợ nhất là sợ bị đồng hóa.
Hiếu: Mình nghĩ cái sự bành trướng về văn hóa và kinh tế, về tài nguyên như là bạn vừa nói thì nó cũng phải đến một cái giới hạn nào đó, chứ người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam chúng ta không thể chấp nhận được tình trạng nó bành trướng một cách lâu dài, triệt để và tuyệt đối được đâu. Mình thì không tin là sẽ có như vậy. Nhưng mà nếu xảy ra tình trạng đó thì một cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ diễn ra.
Dũng: Đúng! Dúng!
Hiếu: Sẽ có một cuộc đấu tranh.
Vẫn lạc quan
Khánh An: Vâng. Bây giờ thì chắc là Khánh An phải mời Tú. Tú nãy giờ bạn không có lên tiếng một tí nào. Không biết là Tú thì sao?
Tú:
Khách du lịch Trung Quốc đi bộ ở tiền sảnh Silver Shores International Resort tại Đà Nẵng hôm 15/2/2011. AFP photo |
Em thì không theo hai bạn kia. Em rất lạc quan về tương lai của đất nước Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc là nước lớn, họ là nước đông dân nhất thế giới, họ là một cường quốc, nhưng mà Việt Nam thì em thấy không phải là một nước nhỏ. Chúng ta có 90 triệu dân, là một trong những nước đông dân trên thế giới thì tại sao chúng ta lại sợ Trung Quốc ạ? Có rất nhiều nước nhỏ hơn mà họ không sợ. Trong lịch sử em thấy rằng đã từng có triều đại bán nước, có những vị vua bán nước, nhưng mà dân tộc Việt Nam thì luôn luôn chiến thắng Trung Quốc.
Tương lai thì em nghĩ cũng vậy, cho dù đảng cộng sản có bán nước hay là như thế nào đấy thì dân tộc Việt Nam chắc chắn là sẽ không đầu hàng. Đó là suy nghĩ của em.
Khánh An: Vâng. Chúng ta có 4 người mà chúng ta đã có nhiều cấp độ lạc quan và bi quan khác nhau, phải không?
Dũng: Mình thì lúc nào cũng lạc quan về chiến thắng cuối cùng, nhưng mà hơi bi quan về con đường dẫn đến chiến thắng. Con đường ấy rất rộng mở đấy. Mình bi quan về cái giá phải trả.
Khánh An: Vâng. Nếu mà nói đến chuyện này thì có lẽ chúng ta phải đợi xem coi là trong tương lai những ngày sắp tới sẽ như thế nào, niềm lạc quan hay là bi quan của các bạn có cơ sở hay không nhé!
Em rất lạc quan về tương lai của đất nước Việt Nam. Cho dù đảng cộng sản có bán nước hay là như thế nào đấy thì dân tộc Việt Nam chắc chắn là sẽ không đầu hàng.
Tú đến từ Hà Nội
Tú: Em nghĩ là không lâu nữa đâu.
Khánh An: Vâng. Thế là chúng ta 5 người cũng đợi nhé. Rất cảm ơn các bạn. Khi mà còn có những con người còn nhìn thấy hiện tình đất nước, có những cái đầu để phân tích, để suy nghĩ thì Khánh An tin là tượng lai của Việt Nam chắc là phải sáng hơn thôi, phải không? Mình cứ hy vọng vậy, phải không?
Dũng: Mình muốn nói với các bạn là cuộc sống đối với mình lúc nào cũng thú vị, kể cả mấy ngày ở trong Hỏa Lò. Lúc nào cũng thú vị!
Khánh An: Vâng. Ở trong cái “lò” gọi là Hỏa Lò mà vẫn thú vị thì các bạn ở bên ngoài chắc là thú vị nhiều hơn, phải không? (Mọi người cùng cười).
Dũng: Chắc chắn là cuộc đời vẫn đẹp sao!
Khánh An: Vâng. Cuộc đời vẫn đẹp sao! Chúng ta phải hát chung một câu như thế. Cảm ơn các bạn đã tham gia vào Chương Trình Café Wifi. Hy vọng rằng phe lạc quan sẽ thắng. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Khánh An, phóng viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét