Sức mạnh không lường của Bloggers
‘Vô tình phát tán luồng gió độc?’ là tựa bài thuộc mục ‘Chính luận’ đăng trên báo mạng Quân Đội Nhân Dân hồi ngày 17 tháng 7 vừa qua.
Source Reporters sans frontiere
Bảng xếp hạng về quyền tự do báo chí năm 2009, Việt Nam gần đội sổ hơn China 2 bậc.
Bài báo cho rằng không ít blog tại Việt Nam đã trở thành nơi phát đi những thông tin mà tác giả Nguyễn Văn Minh cho là ‘luồng gió độc’.
Trước ý kiến đó, một số bloggers có phản ứng ra sao?
Đừng sợ sự thật sẽ không bị trúng gió
Theo thống kê được tác giả ký tên Nguyễn Văn Minh vừa nói trích dẫn của Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam thì tính đến cuối tháng 11 năm ngóai, ở Việt Nam có hơn ba triệu blog và con số này mỗi ngày một tăng thêm.
tính đến cuối tháng 11 năm ngóai, ở Việt Nam có hơn ba triệu blog và con số này mỗi ngày một tăng thêm.
Bộ Thông tin- Truyền thông VN
Số lượng đông đảo là thế, nhưng theo tác giả thì nội dung của nhiều trang blog là ‘xấu’ vì đã vô tình hay cố ý đưa lên trang nhật ký cá nhân của họ những bài viết copy từ những trang web hải ngọai. Tác giả Nguyễn văn Minh cho rằng nhiều blogger để cho những thế lực thù địch ở nước ngòai lợi dụng….
Tác giả còn cho rằng nhiều blogger vì muốn nổi tiếng mà đưa lên trang blog của họ những tin giật gân, hậu trường chính trị, lá cải…
Sau khi xuất hiện bài viết của tác giả Nguyễn Văn Minh, blogger Ba Sàm có bài nêu ra xếp hạng của Tờ Quân Đội Nhân dân đứng thứ 1215 ở Việt Nam dù rằng cơ quan báo chí này được cung cấp một khỏan kinh phí và nguồn nhân lực ‘khổng lồ’.
xếp hạng của Tờ Quân Đội Nhân dân đứng thứ 1215 ở Việt Nam dù rằng cơ quan báo chí này được cung cấp một khỏan kinh phí và nguồn nhân lực ‘khổng lồ’.
Blogger Mẹ Nấm thì cho rằng nên đọc bài viết đó để thấy ra được một số vấn đề lâu nay không được truyền thông chính thống trong nước công khai mà nay bài báo thừa nhận:
Tự trong bài báo của tờ Quân Đội Nhân Dân cho thấy có sự kiểm sóat thông tin trong báo chí, kiểm sóat những thông tin mà những trí thức, những người có tiếng nói trong xã hội đưa ra. Qua bài viết tự báo Quân đội Nhân dân chỉ ra rõ ràng rằng khi đưa tin phải cân nhắc tin nào có lợi và không có lợi cho Nhà Nước. Từ đó phân ra hai lọai thông tin có lợi và thông tin không có lợi. Vấn đề là còn tùy thuộc vào người phân lọai thông tin đó nữa.
Tự trong bài báo của tờ Quân Đội Nhân Dân cho thấy có sự kiểm sóat thông tin trong báo chí, kiểm sóat những thông tin mà những trí thức, những người có tiếng nói trong xã hội đưa ra. Qua bài viết tự báo Quân đội Nhân dân chỉ ra rõ ràng rằng khi đưa tin phải cân nhắc tin nào có lợi và không có lợi cho Nhà Nước. Từ đó phân ra hai lọai thông tin có lợi và thông tin không có lợi. Vấn đề là còn tùy thuộc vào người phân lọai thông tin đó nữa.
Đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc, là một sai lầm lớn.RFA Screenshot
Báo Quân Đội Nhân dân cũng nói rõ Nhà Nước không thích như thế. Mọi người phải cảnh giác với ‘văn nghệ sĩ, trí thức’ đã làm thế.
Cá nhân tôi nghĩ những người trong nước nên đọc những bài như vậy của Quân Đội Nhân Dân, để rồi đi tìm hiểu xem những vị nhân sĩ, trí thức kia viết gì trên blog của họ. Theo tôi đây là một bước tiến rất tốt cho blog.
Đối với lập luận các blogger đã vô tình hay hữu ý để cho những thế lực xấu tại hải ngọai lạm dụng giúp phát tán ‘luồng gió độc’ qua trang blog cá nhân thì Blogger Lê Dũng tại Việt Nam có ý kiến:
Tôi là một người ‘chơi blog’,viết blog như một nhật ký cá nhân. Chẳng có ai lợi dụng được tôi cả, vì tôi là một kỹ sư và quan điểm của tôi rất rõ ràng, chẳng ai lợi dụng được tôi cả.
Lòng đầy miệng mới nói ra
Blogger Mẹ Nấm cũng nói về cáo buộc đó như sau:
Cá nhân tôi nghĩ rằng không ai có thể lợi dụng được suy nghĩ của người khác; nhất là những người sống trong nước trước những phản ánh của họ về thực tại xã hội hết. Bởi vì ‘lòng đầy miệng mới nói ra’, và blog là cách để người ta nói rằng ‘sự chịu đựng của người ta đến đó quá giới hạn rồi và bao nhiêu năm nay ‘dối trá và bưng bít’ như vậy đã đủ rồi.
Blogger Mẹ Nấm
Cá nhân tôi nghĩ rằng không ai có thể lợi dụng được suy nghĩ của người khác; nhất là những người sống trong nước trước những phản ánh của họ về thực tại xã hội hết. Bởi vì ‘lòng đầy miệng mới nói ra’, và blog là cách để người ta nói rằng ‘sự chịu đựng của người ta đến đó quá giới hạn rồi và bao nhiêu năm nay ‘dối trá và bưng bít’ như vậy đã đủ rồi.
Một giáo viên nghỉ hưu của trường đào tạo an ninh C500, tức Học viện An Ninh Việt Nam và nay là Đại học An Ninh, ông Đào Giáp Ngọ, có ý kiến phần nào tương tự bài viết ‘Vô tình phát tán luồng gió độc?’ của tác giả Nguyễn Văn Minh, cho rằng các trang blog là thứ rác rưởi như phát biểu sau đây của ông với Đài Á Châu Tự do vào chiều ngày 19 tháng 7 vừa qua:
Trên mạng bây giờ thông tin như ‘bãi rác’, như cái ‘hố xí’…
Một giáo viên nghỉ hưu của trường đào tạo an ninh C500, tức Học viện An Ninh Việt Nam và nay là Đại học An Ninh, ông Đào Giáp Ngọ, có ý kiến phần nào tương tự bài viết ‘Vô tình phát tán luồng gió độc?’ của tác giả Nguyễn Văn Minh, cho rằng các trang blog là thứ rác rưởi như phát biểu sau đây của ông với Đài Á Châu Tự do vào chiều ngày 19 tháng 7 vừa qua:
Trên mạng bây giờ thông tin như ‘bãi rác’, như cái ‘hố xí’…
Blogger Mẹ Nấm phản biện về ý kiến của ông Đào Giáp Ngọ:
Nếu xã hội tự do thực sự như anh tuyên bố với thế giới thì hãy thôi cái cách kềm hãm tư tưởng và suy nghĩ của nguời ta đi; ngay cả khi ‘anh’ đưa thông tin cho người ta đọc, người ta cũng có nhận xét riêng của người ta sau khi đối chiếu với tình hình xã hội.
Nhận xét như thế chẳng khác nào coi thường nhận thức của người khác và xúc phạm rất nhiều người.
Cá nhân tôi nghĩ rằng những người tuyên bố như vậy chưa bao giờ đọc bất kỳ blog nào hoặc chưa bao giờ đọc bài viết nào của người viết blog. Họ chỉ phát biết những điều gì họ được ‘ấn’ vào tay để phát biểu thôi.
Còn blogger Lê Dũng thì nói đến chính danh của blog cá nhân của anh so với những bài viết như của tác giả Nguyễn Văn Minh trên báo Quân Đội Nhân Dân:
Chính các tác giả của những báo tại Việt Nam đa số họ đưa ra bút danh, tên giả, chứ không như blog của tôi, tôi ghi tên, đưa cả số điện thọai, số địa chỉ cần có thể liên lạc để nói chuyện, phản biện.
Cái bài báo của anh ấy đưa ra, có thể giờ không biết ở đâu để tìm mà phản biện. Người đọc không được phản biện lại người đó.
Tôi viết bài trên blog của mình, tôi chịu trách nhiệm về bài viết đó. Ai muốn liên lạc có thể điện thọai và email để phản biện.
Lâu nay những trang blog tại Việt Nam được xem như là mảng báo ‘lề trái’ đối lại với hơn 700 tờ báo chính thống do Bộ Thông tin- Truyền thông quản lý mệnh danh là báo chí ‘lề phải’ như cách nói của ông Bộ Trưởng Lê Dõan Hợp đưa ra.
Có thể nói một số trang blog ở Việt Nam được nhiều bạn đọc trong và ngòai nước truy cập mỗi ngày dõi để tìm nguồn thông tin đáng tin cậy, hơn là tìm đọc những tờ báo chính thống của Nhà Nước.
Gia Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét