![]() |
Reuters |
Hôm qua, 31/07/2013, chính phủ Việt Nam
vừa công bố một nghị định mới cấm các blogger và những người sử dụng các mạng
xã hội tổng hợp thông tin từ các báo và các cơ quan Nhà nước.
Nghị định, được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
ký ngày 15/07 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/09, quy định: "Trang thông
tin điện tử cá nhân là trang để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân
đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin
tổng hợp".
Như vậy có nghĩa là kể từ nay, các blogger
và những người sử dụng các mạng xã hội như
Facebook hay Twitter không được trích dẫn thông tin từ các báo hoặc từ các trang web của cơ quan Nhà nước. Nói cách khác, với nghị định mới, những người sử dụng các mạng xã hội ở Việt Nam sẽ không được chia sẽ những thông tin báo chí hoặc thảo luận về các bài báo được đăng trên mạng.
Facebook hay Twitter không được trích dẫn thông tin từ các báo hoặc từ các trang web của cơ quan Nhà nước. Nói cách khác, với nghị định mới, những người sử dụng các mạng xã hội ở Việt Nam sẽ không được chia sẽ những thông tin báo chí hoặc thảo luận về các bài báo được đăng trên mạng.
Nghị định mới cũng cấm các công ty cung
cấp dịch vụ Internet cung cấp những thông tin có nội dung bị xem là “chống phá
Nhà nước Việt Nam, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân
tộc hoặc những thông tin xuyên tạc bôi nhọ uy tín các tổ chức, bôi nhọ danh dự
và nhân phẩm các cá nhân.”
Nhiều blogger và Facebooker Việt Nam hôm
nay đã phản ứng giận dữ về nghị định nói trên, mà họ cho là nhằm "bịt
miệng người dân".
Hiện nay, nhiều cư dân mạng tìm thông tin
trên các trang mạng xã hội và trang blog hơn là trên báo chí chính thức. Nhưng
chính quyền Việt Nam đang tìm cách gia tăng trấn áp quyền tự do ngôn luận trên
Internet.
Việt Nam hiện vẫn bị tổ chức Phóng viên
không biên giới xếp trong danh sách các quốc gia “kẻ thù của Internet”. Trong
năm nay, đã có 46 nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, blogger bị cáo buộc tội
chống Nhà nước và bị kết án tù nặng nề ở Việt Nam, chiếu theo những điều khoản
luật rất mơ hồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét