Tú Anh

Trung Quốc trong vòng vây của Mỹ
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu về chiến lược quốc phòng mới của Mỹ tại Lầu Năm Góc, Washington ngày 05/01/2012.  REUTERS/Kevin Lamarque
Chấm dứt những chiến dịch quân sự dài hạn trên bộ sau khi kết thúc chiến tranh tại Afghanistan để tập
trung lực lượng vào châu Á.Trọng tâm của chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ vừa công bố ngày 06/01/2012 tuần trước phản ảnh nhu cầu an ninh của Mỹ trong bối cảnh ngân sách giới hạn. Mục tiêu chiến lược đó, tuy không nói ra, nhưng ai cũng biết là bao vây Trung Quốc.

Từ nay quân đội Hoa Kỳ sẽ ưu tiên sử dụng không quân và hải quân để đối phó với những thách thức của Iran trong vùng Vịnh và sức mạnh bành trướng của Trung Quốc tại châu Á. Hình thức can thiệp trên bộ, tốn kém tài lực, nhân lực và thời gian như hai cuộc chiến tại Irak và Afghanistan sẽ không tái diễn trong tương lai.

Chiến lược mới, theo Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, phản ảnh những hạn chế ngân sách Mỹ mà Bộ Quốc phòng phải “hy sinh” tiết kiệm 487 tỷ đôla trong 10 năm tới.

Tuy nhiên, Tổng thống Barack Obama khẳng định là việc cắt giảm ngân sách không ảnh hưởng đến vùng châu Á - Thái Bình dương, trái lại, Hoa Kỳ sẽ gia tăng lực lượng hiện diện trong khu vực được ông mô tả là “then chốt” này.

Lãnh đạo hành pháp Mỹ tuyên bố là Hoa Kỳ vẫn duy trì thế thượng phong với một quân đội có phương tiện và khả năng phản ứng nhanh, thích nghi với mọi đe dọa và mọi tình huống.

Theo Tổng thống Mỹ thì ông duy trì ngân sách quốc phòng Mỹ cao hơn thời chính phủ trước và hơn cả tổng số ngân sách quân sự của 10 nước đứng đầu thế giới sau Hoa Kỳ.

Giới phân tích ghi nhận vào lúc Hoa Kỳ bước vào mùa vận động bầu cử tổng thống và Obama chuẩn bị ra tranh nhiệm kỳ hai, Nhà Trắng cẩn thận trình bày chiến lược quân sự mới là quyết định của một nhà lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm, là kết quả của một quá trình xem xét, tham khảo, cân nhắc kỹ càng với các viên chức dân sự và quân sự của Lầu Năm Góc.

Nói cách khác, như nhận định của Bộ trưởng Leon Panetta, trọng tâm chiến lược là châu Á -Thái Bình Dương.

Thật ra thì Hoa Kỳ vẫn chưa thông báo một quyết định cụ thể nào về việc giảm quân số.

Giới phân tích nhận định quân số sẽ giảm từ 565.000 sĩ quan và binh sĩ hiện nay xuống 520.000 vào năm 2014. Lực lượng Thủy quân Lục chiến, 202.000, giảm độ 15 hay 20.000 người.

Vài ngày sau khi Nhà Trắng công bố chiến lược mới định vị tại Á Châu, một bản báo cáo quan trọng do Trung tâm Vì nền An ninh mới của Hoa Kỳ (CNAS) kêu gọi Washington tăng cường lực lượng hải quân tại biển Đông để đối phó với Trung Quốc.

Cùng lúc đó, tướng La Viện, được xem là nhân vật thuộc phe chủ chiến tại Trung Quốc cảnh báo: Hoa Kỳ đang bao vây Trung Quốc.

Động lực nào thúc đẩy Hoa Kỳ phải dồn sức về châu Á -Thái Bình Dương? Hoa Kỳ sử dụng “sức mạnh” hay “thế mạnh” quân sự trong đối sách với Bắc Kinh?

RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.
Tú Anh  RFI

Không có nhận xét nào: