Sự thật vụ bán thương hiệu cà phê cho Trung Quốc
Photo courtesy of giacaphe.com |
Báo chí Việt Nam sôi nổi về vụ 2 thương hiệu cà phê liên quan tới địa danh Đức Lập ở Tây Nguyên sắp bị bán cho một doanh nghiệp Trung Quốc.
Cà phê Đức Lập - Dakmil
Đâu
là sự thật trong vụ này, Nam Nguyên trình bày chi tiết.
Báo
chí Việt Nam còn tiết lộ, đối tác có ý định mua thương hiệu cà phê Đức Lập lại
chính là Công ty Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu Trung Quốc, doanh nghiệp mà
UBND Tỉnh Đaklak đang vất vả tìm cách đòi lại thương hiệu. Lý do sản phẩm cà
phê Buôn Ma Thuột có chỉ dẫn xuất xứ địa lý của Việt Nam và đã bị doanh nghiệp
này chiếm đoạt.
Chỉ nhượng thương hiệu Đức Lập cho tỉnh
Nhãn hiệu cà phê Buon Ma Thuot của Trung Quốc
Từ Trụ sở HTX ở Xã Đức Minh, Huyện Đakmil, tỉnh Đak Nông
ông Nguyễn Văn Toàn phát biểu:
“Không, đây là vì người ta nhầm lẫn… ông phó
giám đốc Sở Nông nghiệp suy nghĩ là mình có thể bán mất nên đã thông tin cho
Huyện Dakmil là có thể HTX sẽ bán, yêu cầu Huyện liên lạc HTX để ngăn ngừa nếu
HTX muốn bán. Thông tin này người ta dựa vào khi đến địa phương hỏi UBND Huyện
và vẽ ra thông tin nóng hổi như vậy.
Hôm nay tôi xác nhận mình đang bảo vệ và phát
triển thương hiệu đó, UBND tỉnh Đak Nông muốn sử dụng thương hiệu cho tập thể
cho Tỉnh, cho nên chúng tôi đang có hướng là nhượng lại thương hiệu Đức Lập cho
tỉnh và chỉ phát triển thương hiệu Minh An Dakmil thôi. Chúng tôi có nói rằng
nếu bán đi thì thiệt hại nhưng lợi nhuận cao hơn, nhưng vì lợi ích quốc gia và
địa phương nên chúng tôi sẵn sàng nhượng lại cho tỉnh, chỉ xin tỉnh cho vay vốn
hỗ trợ 5 tỷ để mà tái phát triển thôi.”
Đối với thông tin cho rằng doanh nghiệp Trung
Quốc là đối tác muốn mua thương hiệu cà phê Đức Lập mà HTX Minh An sở hữu, ông
Nguyễn Văn Toàn giải thích:
“Công ty đó có người ở Việt Nam, những năm
trước chúng tôi muốn hợp tác với công ty đó để phát triển cà phê bột tại Việt
Nam và mở rộng thị trường sang Trung Quốc. Người ta nói hợp tác mà nhượng
thương hiệu thì người ta mua, nhưng họ không nói với mình mà nói với một vài vị
lãnh đạo nào đó và nói với người khác để họ liên lạc với mình. Chúng tôi muốn
hợp tác chứ không muốn nhượng, sau này họ không tiến hành nữa.
Hôm nay tôi xác nhận mình đang bảo vệ và phát
triển thương hiệu đó, UBND tỉnh Đak Nông muốn sử dụng thương hiệu cho tập thể
cho Tỉnh, cho nên chúng tôi đang có hướng là nhượng lại thương hiệu Đức Lập cho
tỉnh và chỉ phát triển thương hiệu Minh An Dakmil thôi.
Ô. Nguyễn Văn Toàn
Nhưng do có thông tin đó sau này một vài nhà
báo thêm thắt là mình nợ nần chồng chất muốn bán đi. Thật ra chúng tôi đầu tư
phát triển thị trường xây dựng thương hiệu tốn kém, khi tài chính vướng mắc vì
không không tiếp cận được nguồn vốn thì việc bán đi là quyền của mình. Nhưng
thông tin của họ gây bất lợi cho chúng tôi vì Tỉnh đang có chủ trương tái đầu
tư cho HTX để phát triển, vì cơ chế năm ngoái khó khăn về tài chính.”
Minh An là một Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
hoạt động như một doanh nghiệp với 57 xã viên, trụ sở ở Huyện Dakmil. Tuy là
Hợp tác xã nhưng đơn vị này có đầu tư nhà máy chế biến cà phê bột 3.000 tấn sản
phẩm/năm và đã có những lô hàng xuất sang Trung Quốc cả chính ngạch lẫn tiểu
ngạch. Huyện Đakmil thuộc tỉnh Đak Nông, trước thống nhất là quận Đức Lập tỉnh
Quảng Đức. Ở Đức Lập từng có đồn điền cà phê của người Pháp và phẩm chất cà phê
Đức Lập được khẳng định là không thua kém cà phê Buôn Ma Thuột.
Tuy là Hợp tác xã nhưng đơn vị này có nhận thức
rất sớm về sở hữu trí tuệ, đã đăng ký bảo hộ 2 nhãn hiệu hàng hóa là “Coffee
ĐỨC LẬP MINH AN” và Coffee ĐỨC LẬP DAKMIL” không những ở Việt Nam mà còn ở
Trung Quốc và Hoa Kỳ.
HTX Minh An từng được Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh
vay vốn phát triển vào năm 2009. Năm 2010 HTX Minh An đã trả nợ ngân hàng cả
vốn lẫn lãi 13,5 tỷ đồng còn thiếu 1,5 tỷ đồng và không được tiếp tục cho vay.
Chính vì vậy HTX gặp khó khăn tương tự như hàng chục ngàn doanh nghiệp khác
trên cả nước. Từ đó mới phát sinh câu chuyện HTX Minh An kiến nghị chính quyền
xem xét cho vay vốn để sản xuất, nếu không họ phải nghĩ tới việc chuyển nhượng
thương hiệu.
Có thể bị Cục Sở hữu Trí tuệ từ chối
Một hàng bán cà phê ở Sài Gòn. AFP
Photo/Hoang Dinh Nam.
Mặc dù người đứng đầu HTX Minh An đã lên tiếng
phủ nhận thông tin muốn bán thương hiệu cà phê cho nước ngoài, nhưng về mặt
pháp lý HTX có quyền chuyển nhượng thương hiệu đăng ký bảo hộ hợp pháp của mình
hay không? LS Lê Quang Vinh chuyên trách về quyền sở hữu trí tuệ Công ty Luật
Bross & Cộng sự ở Hà Nội phân tích:
"Thương hiệu được quan niệm như tài sản về nguyên tắc người ta được
bán… ngoại trừ những tình huống việc bán đó có thể bị ngăn cản do vi phạm qui
định về hạn chế các điều kiện chuyển giao chuyển nhượng. Thí dụ luật Việt Nam
qui định trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu mà vẫn có khả năng gây ra
nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại thì người ta có thể từ chối.
...
nhưng xét riêng về trường hợp Minh An cả hai nhãn hiệu của họ nếu chuyển nhượng
ở Việt Nam có thể bị từ chối bởi Cục Sở hữu Trí tuệ.
LS Lê Quang Vinh
Ngoài ra luật Việt Nam cũng có qui định là nếu
việc chuyển nhượng nhãn hiệu mà có thể gây nên sự nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ
địa lý thì việc chuyển nhượng đó phải bị từ chối. Về mặt nguyên tắc người nào
sở hữu nhãn hiệu là có quyền chuyển nhượng, nhưng xét riêng về trường hợp Minh
An cả hai nhãn hiệu của họ nếu chuyển nhượng ở Việt Nam có thể bị từ chối bởi
Cục Sở hữu Trí tuệ.”
Trên bình diện khác, LS Lê Quang Vinh tán dương
HTX Minh An vì đơn vị này đã nhận thức vấn đề bảo hộ thương hiệu rất sớm. thành
lập năm 2000, họ nạp đơn năm 2004 và đến khoảng 2005- 2006 thì được cấp chứng
nhận quyền bảo hộ, vào thời điểm này ở Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp
nhận thức về vấn đề bảo hộ thương hiệu. Một điểm nữa đáng khen theo lời LS Lê
Quang Vinh, HTX Minh An đã tỏ ra có thiện chí báo cáo tình trạng khó khăn và có
thể chuyển nhượng thương hiệu chứ họ chưa thực sự quyết định về vấn đề này. Nếu
họ âm thầm bán đi ở nước ngoài thì chưa hiểu câu chuyện sẽ ra sao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét