Philippines phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông
Biểu tình trước cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại trung tâm tài chính Makati, Manila, đòi Trung Quốc rút khỏi khu vực bãi đá Scarborough, 16/04/2012. REUTERS/Romeo Ranoco |
Hôm nay 17/04/2012,
Philippines thông báo đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Manila lên trao công hàm
phản đối việc Trung Quốc đưa tàu và máy bay cản trở một tàu Philippines đang
làm nhiệm vụ nghiên cứu khảo cổ trong vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Công hàm phản đối của chính phủ Philippines liên
quan đến sự cố mới xảy ra tại khu vực Bãi đá ngầm Scarborough. Hồi đầu tháng,
tại khu vực này cũng đã xảy ra va chạm giữa tàu
chiến Philippines với tàu hải
giám Trung Quốc .
AFP dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao
Philippines Raul Hernandez nói:« Chúng tôi đã trao công hàm phản đối chiều
hôm qua (16/04) » cho đại sứ Trung Quốc tại Manila. Đồng thời, ông cũng
cho biết đây chỉ là một trong nhiều hoạt động gây rối và xâm nhập bất hợp pháp
của phía Trung Quốc vào vùng biển của Philippines trong thời gian gần đây. Theo
ông Raul Hernandez, tàu khảo cổ Saranggani đang hoạt động nghiên cứu khoa học
tại vùng biển cách bờ tây đảo Luzon của Philippines 230 km thì bị tàu chiến và
máy bay của Trung Quốc đến uy hiếp, quấy rối. Ông khẳng định, trên tàu chỉ có
các nhà khoa học, trong đó có 9 người mang quốc tịch Pháp, làm việc trong vùng
biển thuộc chủ quyền của Philippines.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines tuyên
bố: « Những việc làm như vậy của Trung Quốc là vi phạm chủ quyền và quyền
tài phán của Philippines ». Manila yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay việc
quấy rối các tàu Philippines đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của
mình. Ông cũng cho biết thêm là chiếc tàu nghiên cứu khảo cổ của Philippines
hiện vẫn tiếp tục họat động tại khu vực Bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi
là đảo Hoàng Nham).
Đáp lại, phát ngôn viên sứ quán Trung Quốc tại
Manila ra thông cáo khẳng định đảo Scarborough, mà họ gọi là đảo Hoàng Nham,
thuộc chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu tàu Saranggani « rút ngay
khỏi khu vực này ».
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc muốn tỏ
rõ chủ quyền của mình trong nhiều khu vực có tranh chấp bằng những hành động
gây hấn, quấy rối các tàu của các nước như Việt Nam, Philippines đang họat động
nghiên cứu khoa học hay thăm dò khai thác dầu khí trong các vùng biển của mình.
Gần đây, ngày 08/04, căng thẳng lại có nguy cơ bùng phát khi Philippines phát
hiện 8 tầu đánh cá Trung Quốc gần đảo Scarborough, tầu chiến của hải quân
Philippines đã được triển khai đến ngăn chặn. Ngay lập tức, Trung Quốc cũng
điều ba tàu hải giám đến bao vây tàu chiến Philippines. Để làm dịu căng thẳng,
tuần trước, Manila đã cho rút tàu chiến về và thay bằng các tàu của lực lượng
bảo vệ bờ biển.
Anh Vũ RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét