Jian Junbo và Wu Zhong

Quan điểm từ Bắc phương: Trung Quốc đang phải chịu khiển trách ở vùng biển Đông
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ

"Bài nghiên cưu có giá trị mặc dầu vẫn đúng từ quan điểm chủ quan thiện kiến và biện kiến của Trung Cộng. Nên đọc để biết lý do thâm sâu của lãnh đạo Bắc Kinh."

 
Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai trong một hội nghị vào năm 1954 tại Geneva
   Tin từ London và Hong Kong - Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ tổ chức sinh nhật 90 của mình vào tháng 1. Dù đã trải qua chịu nhiều cam go để đạt đến được ngày này nhưng những thử thách vẫn còn ở phía trước. Một vấn đề trước mắt là những căng thẳng leo thang trong vùng biển Nam Trung Hoa với các nước láng giềng và Việt Nam nói riêng.


Đối với Bắc Kinh, đây không chỉ đơn giản là một vấn đề về quan hệ quốc tế. Sự việc này cũng còn có tác động lớn đến chiến lược của Trung Quốc đối với “công cuộc vươn lên trong hòa bình” và sự ổn định trong nước. Điều này có thể giải thích tại sao cho đến nay Bắc Kinh vẫn tự kiềm chế khi phải đối diện với những gì họ thấy như một hành động khiêu khích của Việt Nam, bao gồm các cuộc tập trận cấp cao trong vùng lãnh thổ tranh chấp, đưa ra các lời tuyên bố với các ngôn từ nặng nề để lên án “Trung Quốc xâm lược” và cho phép những cuộc biểu tình dữ dội chống lại Trung Quốc.

Bắc Kinh đã phản ứng mềm mỏng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Li nhắc lại hôm 16 tháng 6 rằng Trung Quốc sẽ luôn luôn tìm kiếm một giải pháp song phương về những bất đồng trên Biển Nam Trung Hoa, và sẽ không sử dụng hoặc đe dọa bằng vũ lực. Ông nói thêm rằng Trung Quốc sẽ hợp tác cùng với tất cả các bên để thực hiện có hiệu quả Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông và duy trì sự ổn định trong khu vực.

Có rất nhiều lý do khiến Trung Quốc phải làm dịu căng thẳng với Việt Nam. Thứ nhất, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong Biển Đông không phải là một vấn đề mới – tranh chấp chủ yếu đã từng xuất hiện vào những năm 1970 sau khi phát hiện ra những trữ lượng dầu khí rất lớn ở đó.

Việt Nam (và một số nước Đông Nam Á khác) bắt đầu dần dần xâm chiếm một số đảo và thăm dò dầu khí trong vùng biển mà Hà Nội trước đó đã từng công nhận là vùng lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc. Ví dụ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã công bố một tuyên bố vào ngày 04 tháng 9 năm 1958, xác định vùng lãnh hải của mình bao trùm cả vùng quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa).

Thủ tướng miền Bắc Việt Nam khi ấy là Phạm Văn Đồng đã gửi một công hàm cho thủ tưóng Trung Quốc Chu Ân Lai rằng, “Chính phủ của nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam tôn trọng quyết định này và sẽ cung cấp các hướng dẫn để cơ quan nhà nước của mình tôn trọng 12-dặm [19-km] chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc trong mọi quan hệ của mình trong lĩnh vực hàng hải với Trung Quốc [Cộng hòa nhân dân Trung Quốc]“. Công hàm được viết vào ngày 14 và đã được công bố công khai trên báo Nhân Dân của Việt Nam vào ngày 22 Tháng Chín 1958. [1]

Sau đó, để tập trung vào việc phát triển kinh tế của Trung Quốc với chính sách cải cách và mở cửa, Đặng Tiểu Bình đã hình thành một chính sách “gác lại tranh chấp để hợp tác phát triển” của Trung Quốc ở khu vực Biển Nam trung Hoa.

Sau ba thập kỷ cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã phát triển thành nền một kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Nhưng Bắc Kinh cũng hoàn toàn nhận thức được các khó khăn đang nổi lên ở trong nước. Về vấn đề này, một môi trường quốc tế hòa bình là rất quan trọng đối với Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang tìm kiếm một biểu hiện “vươn lên trong hòa bình” nhằm làm giảm bớt mối lo sợ rằng Trung Quốc có thể tìm kiếm quyền bá chủ thế giới.

Trong những năm gần đây đã có các lời kêu gọi gia tăng, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, để Trung Quốc hành động như một “người có trách nhiệm” trong vấn đề quốc tế.

Do đó, Bắc Kinh đã không muốn có những hành động ăn miếng trả miếng chống lại Việt Nam khiến có thể gây nguy hại đến hình ảnh của mình.

Trung Quốc cũng có thể nhìn ra sự khiêu khích của Việt Nam có liên quan đến các vấn đề trong nước của dân chúng. Kinh tế Việt Nam đang ở trong một trạng thái tồi tệ và nỗi bất bình của công chúng đang gia tăng. Thật đúng là nhờ sự khôn ngoan từ thời cổ đại xa xưa của Trung Quốc (Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh bởi văn hóa Trung Quốc) mà một kẻ thù nước ngoài có thể sử dụng dụng được rất nhiều trong việc giúp làm giảm căng thẳng trong nước.

Bắc Kinh không muốn bị trêu tức bởi Hà Nội. Hơn nữa, Trung Quốc đã cẩn thận trông chừng Mỹ kể từ khi Washington công bố việc “quay trở lại châu Á” của mình. Việt Nam đã công khai kêu gọi Mỹ can thiệp vào biển Nam Trung Hoa và nếu Bắc Kinh phản ứng quá gay gắt, điều này có thể cung cấp cho Mỹ một nguyên cớ thuận tiện để bước vào.

Đối với Bắc Kinh, vốn luôn luôn phản đối bất kỳ nỗ lực nào muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Nam Trung Hoa, can thiệp của Mỹ sẽ chỉ làm phức tạp thêm vấn đề.

Ngày 22 Tháng Sáu, Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Cui Tiankai đã cảnh báo Mỹ hãy đứng ngoài những căng thẳng leo thang trong biển Nam Trung Hoa:

Tôi tin rằng một số nước hiện nay đang đùa với lửa. Và tôi hy vọng Mỹ sẽ không “ôm đám lửa này vào bản thân”. Rõ ràng muốn nhắc đến lời nhận xét từ Washington về thông thương tự do trong vùng biển Nam Trung Hoa. Trước đó Hồng đã tuyên bố: “Việc Trung Quốc duy trì chủ quyền ở Biển Đông … sẽ không bao giờ ảnh hưởng đến tự do hàng hải của các quốc gia khác trong khu vực biển”.


Các yếu tố này diễn ra đàng sau phản ứng mềm mỏng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chiến lược phải đón nhận một số rủi ro ở tiền phương. Công chúng Trung Quốc đã chỉ trích chính phủ của họ là “quá yếu” và “nhu nhược” trên vấn đề này, đòi hỏi “một hình phạt nặng nề” đối với Việt Nam – các quan chức Trung Quốc từng xem cuộc chiến chống lại Việt Nam vào năm 1979 như là một loại “chiến tranh trừng phạt” đối với cuộc xâm lược Campuchia .

Trong khi không hề chỉ trích giới lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, các cư dân mạng đã nhắm vào các tướng của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), cũng như các cán bộ, phương tiện truyền thông, nhà bình luận từng kêu gọi bình tĩnh. Trang web của các phương tiện truyền thông của nhà nước là một diễn đàn cho những người dân tộc chủ nghĩa thể hiện sự thất vọng của họ.

Một trong những ý kiến nổi bật hơn đã được thấy trên các diễn đàn trực tuyến của trang web Thời Báo Toàn cầu, một ấn phẩm chị em với tờ Nhân dân Nhật báo, công cụ tuyên truyên hàng đầu của Đảng CSTQ :

Đương đầu với một đất nước côn đồ và phải đối diện với những thua thiệt của lãnh thổ quốc gia, tướng lãnh và viên chức nhu nhược các anh phải lắng nghe đến tiếng nói của người dân: “Chúng ta phải đánh lại. Chúng ta phải dành lại vùng lãnh thổ bị mất vì những tranh chấp nương dựa nguy hiểm cho sự phát triển chung”. Trung Quốc đang ở trong tình trạng nguy hiểm như hiện nay chủ yếu là vì chính phủ toàn các quan chức tham nhũng …đảng viên và cán bộ đã mất hết đức tin của mình ! Bây giờ chỉ những người dân bất lực, không xu dính túi, nhưng vị tha và can đảm mới còn yêu nước mà thôi.

Một bình luận trên các diễn đàn tương tự cho biết Trung Quốc phải học cách dám “bắt nạt các quốc gia nhỏ cứng đầu” từ Mỹ.

Bắc Kinh đang đi dây căng thẳng giữa việc hành xử như là một “người tham dự có trách nhiệm” trong trường quốc tế và đáp ứng với những áp lực từ trong nước. Các hành động cân bằng đặc biệt là nguy hiểm trước sinh nhật thứ 90 của Đảng CSTQ, mà Đảng sẽ sử dụng để biện minh cho tính hợp pháp cho tiến trình cai trị liên tục của mình bằng cách tôn vinh những thành công trong thời gian qua.

Nếu có một nguy cơ rằng Đảng CSTQ có thể bị mất đi sự ủng hộ vì một số chính sách nhất định thì đảng sẽ phải thay đổi. Không cần phải nói, những “lợi ích cốt lõi” của tất cả các “lợi ích cốt lõi” của Đảng CSTQ là muốn tiếp tục cai trị Trung Quốc. So với điều này, tất cả các vấn đề khác – chẳng hạn như việc phải duy trì hòa bình trong khu vực và quan hệ tốt với các nước khác hoặc hoạt động như một “người tham dự có trách nhiệm” – đều là thứ yếu.

Rõ ràng là để đáp ứng với lòng nhiệt thành ái quốc dâng cao của Việt Nam qua các vụ “khiêu khích”, Trung Quốc đã âm thầm thực hiện một số hành động, chẳng hạn như dàn dựng một cuộc tập trận trong vùng đảo Hải Nam và gửi một tàu tuần tra biên giới lãnh hải qua Biển Nam Trung Hoa đến Singapore.

Trong thời gian này, Bắc Kinh vẫn có thể cảm thấy thoải mái trong cơn thịnh nộ ái quốc khi phần lớn biểu hiện là giới hạn ở không gian ảo (Internet). Không có những lời chỉ trích mạnh chính sách của Bắc Kinh trong các phương tiện truyền thông của nhà nước hoặc các cuộc biểu tình tự phát trên đường phố để phản đối “cuộc xâm lược của Việt Nam”. Lúc này, sự huyên náo vẫn không đủ lớn để kích động đến bất ổn xã hội mà Trung Cộng vẫn coi là một mối đe dọa.

Tuy nhiên, nếu Hà Nội tiếp tục leo thang căng thẳng, và đặc biệt là nếu Hoa Kỳ đứng về phe với Việt Nam, Bắc Kinh sẽ buộc phải có những hành động triệt để hơn. Bất chấp việc phải giữ một lập trường mềm mỏng, Bắc Kinh vẫn phải tưởng tượng ra tất cả các kịch bản khả thi và phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Vì lợi ích cho công cuộc “vươn dậy trong hòa bình” của mình, chiến tranh là điều cuối cùng mà chính phủ Trung Quốc hoặc nhân dân muốn. May mắn thay, cho đến nay, không có dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể sẽ leo thang thành một cuộc xung đột bạo lực.

Thay vào đó, sự phát triển mới nhất cho thấy căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nới lỏng. Tuần này, Tân Hoa xã tường thuật một tuyên bố trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc rằng Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành tuần tra hải quân chung ở Vịnh Bắc Bộ (giữa Việt Nam và Hải Nam của Trung Quốc) từ ngày 19 đến ngày 20 tháng Sáu.

Sau các cuộc tuần tra chung, một phái đoàn hải quân Việt Nam sẽ thăm thành phố biển ở miền nam Trạm Giang của tỉnh Quảng Đông từ ngày 21 đến 24 tháng 6. Tuyên bố cho biết, các cuộc tuần tra hải quân chung và trú cảng là một phần của kế hoạch dự kiến trao đổi song phương hàng năm, nhưng đã nhấn mạnh đó là “một hoạt động giao lưu hữu nghị giữa hai lực lượng vũ trang”.

Hoạt động như vậy có thể diễn ra tại thời điểm này là bằng chứng mạnh mẽ rằng, cho đến nay, những căng thẳng giữa hai nước trên biển Nam Trung Hoa đã không hề bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ thông thường.



Jian Junbo và Wu Zhong

Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ



Ghi chú:
1. File: Ghi chú ngoại giao năm 1958 của Phạm Văn Đồng gởi cho Chu Ân Lai, Wikimedia.
Tác giả: Tiến sĩ Jian Junbo, giáo sư trợ lý của Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, Trung Quốc, hiện đang là khách tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, Vương quốc Anh. Wu Zhong là biên tập viên Trung Quốc Editor của Asia Times Online.

Nguồn:Asia Times

Không có nhận xét nào: