The Epoch Times

Nền kinh tế Trung Quốc đang đứng bên bờ sụp đổ
Một phiên bán đấu giá đất tại Nam Kinh,
tỉnh Giang Tô Trung Quốc
“Nền kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ cất cánh, do đó sẽ chẳng có chuyện gì gọi là hạ cánh cả. Quả thật vậy, nền kinh tế Trung Quốc giống như một con tàu siêu tốc không thể điều khiển được nữa và nó có thể trật bánh bất cứ lúc nào”.
Các nhà kinh tế học Trung Quốc cho hay nền kinh tế Trung Quốc đang đi trên một con đường nguy hiểm và sẽ sớm phải trải qua một cuộc khủng hoảng còn nghiêm trọng hơn cả khủng hoảng nợ của châu Âu.


Kể từ khi chính phủ Trung Quốc tiến hành triển khai một loạt các chính sách "thắt chặt" nhằm kìm hãm thị trường bất động sản, giá cả nhà ở trong cả nước đều đã và đang giảm đáng kể. Trong khi đó, doanh thu từ việc bán đất – nguồn thu chính của các chính quyền địa phương – cũng đã giảm rõ rệt.

Vào cuối tháng 10, một số doanh nghiệp nhà đất Thượng Hải đã bất ngờ giảm từ 20 đến 40% giá nhà ở trong những khu xây dựng mới. Ngay sau đó, việc giảm giá này cũng lan rộng đến Bắc Kinh, Hàng Châu và Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang và Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô.Những người mới mua nhà gần đây, thấy mình không may mắn vì những đầu tư của họ đột ngột bị mất giá, đã tổ chức kháng nghị đòi trả lại tiền.

Chấm dứt những khoản lợi nhuận khổng lồ

Một nhà phân tích làm việc tại Trung tâm nghiên cứu bất động sản Centaline Trung Quốc ở Thượng Hải đã chia sẻ với tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng: "Việc giảm giá ở Thượng Hải mới chỉ là sự khởi đầu, thời gian tồi tệ nhất sẽ là mùa xuân năm tới." Ông còn cho biết thêm rằng đến thập kỷ tới, thời kì của lợi nhuận khổng lồ của bất động sản sẽ không còn nữa.

Trong những sự kiện khác gần đây, nhà kinh tế họcXie Guozhong đã khẳng định rằng "Nếu Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt này, nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ bị phá sản" và "việc giảm 50% giá trị bất động sản trong tương lai sẽ là một quy chuẩn ở Trung Quốc."

Ông Xie cho biết, lượng dư thừa lớn số nhà ở chưa bán được sẽ chỉ có thể được thị trường tiêu thụ khi giá cả giảm xuống đến mức mà những người mua nhà lần đầu tiên có thể chi trả được, điều đó có nghĩa là sẽ giảm giá đáng kể.

Hạ nhiệt thị trường đất đai

Trên khắp Trung Quốc, việc bán đất của chính phủ cũng đã được hạ nhiệt và do đó, thu nhập của chính quyền địa phương từ việc bán đất đã giảm đột ngột.Thành phố Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông là một ví dụ.

Theo tờ Southern Metropolis Daily (Nhật báo Đô thị phương Nam), những dữ liệu do Sở tài chính thành phố Chu Hải đưa ra đã cho thấy rằng phí chuyển nhượng đất đai trong 3 quý đầu tiên của năm nay đã giảm một cách đáng kể. Trước đó, ước tính đạt được 8,8 tỷ nhân dân tệ (1,4 tỷ đô la Mỹ), Sở tài chính đã điều chỉnh xuống còn 5 tỷ nhân dân tệ (788,65 triệu đô la Mỹ) tức là giảm 3 tỷ nhân dân tệ (473,2 triệu đô la Mỹ)

Theo một phân tích khác của tờ báo First Financial Daily, doanh thu từ việc bán đất ở thành phố Chu Hải trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 20,39 tỷ nhân dân tệ (3,22 tỷ đô la Mỹ), chiếm 24% GDP của thành phố và tăng 14 lần so với năm trước. Trái lại, doanh thu đất đai trong 10 tháng đầu năm 2011 chỉ vừa bằng một nửa con số đó.

Ngày 1 tháng 11, thành phố này đã bắt đầu triển khai một hạn chế mới trong việc mua bán và giá cả nhà ở. Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng đây chính là ngòi kích hoạt cho một làn sóng giảm giá bất động sản mới.

Khủng hoảng tài chính sắp xảy ra

Ông Cheng Xiaonong, nhà kinh tế học làm việc tại trụ sở ở Hoa Kỳ chia sẻ với thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng giá nhà ở giảm 30% trong một thời gian ngắn chính là dấu hiệu cho thấy khủng hoảng tài chính sắp tấn công Trung Quốc.

Ông Cheng cho biết: "Khi bong bóng nhà đất nổ tung và những nhà phát triển phá sản, các ngân hàng sẽ phải vật lộn với lãi suất mặc định cao và những món nợ xấu, gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính trong cả hệ thống ngân hàng."

Ông Cheng cho hay trong vòng 1 năm tới, Trung Quốc sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Ông nói: "Thực ra thì một cuộc khủng hoảng tài chính đã nổ ra ở Trung Quốc rồi".

Ông Chen Zhifei, giáo sư kinh tế của trường Đại học thành phố New York chia sẻ với Đài truyền hình Tân Đường Nhân rằng việc giảm nhanh chóng cả giá nhà ở và đất đai sẽ dẫn đến doanh thu bán đất của chính quyền địa phương giảm đi rõ rệt và các chính quyền địa phương sẽ bù phần thiếu hụt ấy bằng việc đánh thuế.

Ông Cheng nói rằng việc đánh thuế như vậy sẽ dẫn đến các cuộc biểu tình lớn và bất ổn xã hội như chúng ta đã được chứng kiến gần đây ở Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc nơi diễn ra một cuộc biểu tình lớn chống thuế thu hút sự chú ý của toàn thế giới.

Hàng nghìn người tham gia vụ bạo loạn ở Hồ Châu. Ảnh: Weibo

Nhà kinh tế học và cũng là một tác giả, He Qinglian đã nói với tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng bong bóng bất động sản Trung Quốc lẽ ra đã nổ tung từ năm 2008. Nhưng khi đó, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra gói kích cầu giá trị 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (630,93 tỷ đô la Mỹ) đ cứu lấy nền kinh tế và một nửa số tiền đó dành cho thị trường bất động sản và các lĩnh vực liên quan, nhờ đó đã trì hoãn thời gian nổ tung của bong bóng bất động sản này.

Bà He nói: "Việc bong bóng nổ tung vào thời điểm hiện tại, thiệt hại do nó gây ra và tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc làm cho chính quyền Trung Quốc gặp khó khăn hơn nhiều khi giải quyết bây giờ."

Bà He cho hay vụ nổ bong bóng này cũng đem đến cho nền kinh tế Trung Quốc một cơ hội đ điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các chính quyền địa phương nên thắt lưng buộc bụng kể từ khi doanh thu bán đất giảm sút.

Bà nói thêm "tuy nhiên, họ sẽ tăng thuế đ tăng thu nhập của họ, và nền kinh tế Trung Quốc do đó sẽ chẳng bao giờ đi đúng đường".

Bà He nói rằng sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc chỉ là một sự thịnh vượng giả tạo với cái giá phải trả là sự hủy hoại môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Là công xưởng của thế giới, Trung Quôc không hề có những sản phẩm mang nhãn hiệu của riêng mình. Thêm vào đó, Trung Quốc lại phụ thuộc nặng nề vào các mặt hàng xuất khẩu phục vụ cho nhu cầu năng lượng và có rất ít tài nguyên thiên nhiên đ có thể xuất khẩu ngoại trừ những kim loại đất hiếm. Hơn nữa, với dân số nông dân đông nhất trên thế giới, Trung Quốc lại không thể duy trì tự cung tự cấp trong sản xuất lương thực.

Về một số ý kiến của các nhà kinh tế cho rằng thị trường bất động sản sụp đ sẽ dẫn đến nền kinh tế Trung Quốc "hạ cánh bắt buộc", bà He cho biết: "Nền kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ cất cánh, do đó sẽ chẳng có chuyện gì gọi là hạ cánh cả. Quả thật vậy, nền kinh tế Trung Quốc giống như một con tàu siêu tốc không thể điều khiển được nữa và nó có thể trật bánh bất cứ lúc nào".

(Theo The Epoch Times)

Không có nhận xét nào: